2. Tổng quan nghiên cứu:
1.2.2. Mô hình và bộ máy quản trị rủi ro tín dụng:
❖ Mô hình quản trị rủi ro tín dụng
Theo Nguyễn Văn Tiến (2015) cho rằng mô hình quản lý rủi ro tín dụng là mô hình tổ chức theo chức năng của các bộ phận liên quan đến hoạt động tín dụng thuộc nội bộ của ngân hàng, nó bao gồm tất cả các khâu liên quan gián tiếp hay trực tiếp đến hoạt động tín dụng. Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý và tổ chức quản trị rủi ro mô hình quản trị rủi ro tín dụng gồm có mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung và mô hình phân tán.
Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung được hiểu là công tác thẩm
định khách hàng, quản lý rủi ro của ngân hàng được tập trung ở Hội sở chính hoặc theo vùng, miền. Mô hình phân rõ ba chức năng: chức năng kinh doanh, chức năng quản lý rủi ro và chức năng tác nghiệp ( xử lý nội bộ).
Ưu điểm: Mô hình này chuyên môn hóa cao ở từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng đồng thời tăng cường giám sát nghiệp vụ giữa các khâu từ đó làm giảm thiểu rủi ro tín dụng cũng như rủi ro hoạt động của ngân hàng.
Sơ đồ 1.1 : Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung
(Nguồn:Nguyễn Văn Tiến, 2015)
Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán là mô hình chưa có sự tách
bạch giữa chức năng quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Trong đó, phòng tín dụng của ngân hàng thực hiện đầy đủ 3 chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay.
Sơ đồ 1.2: Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán
( Nguồn: Nguyễn Văn Tiến, 2015)
Ưu điểm: Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, đơn giản; thời gian giải quyết hồ sơ nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cho khách hàng. Thích hợp với ngân hàng quy mô nhỏ và không đòi hỏi chi phí đắt tiền cho công nghệ.
Nhược điểm: Nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu sự chuyên sâu, do đó chất lượng thẩm định tín dụng yếu kém, không có đầy đủ thông tin.Việc quản lý hoạt động tín dụng đều theo phương thức từ xa dựa trên số liệu chi nhánh báo cáo lên
hoặc quản lý gián tiếp thông qua chính sách tín dụng dẫn đến việc quản lý tín dụng gặp