2. Tổng quan nghiên cứu:
1.2.3. Phương pháp lượng hóa và đánh giá rủi ro tín dụng:
❖xếp hạng tín dụng nội bộ
Xep hạng tín dụng phản ánh mức độ tín nhiệm của khách hàng vay, phản ánh về khả năng của người vay trả nợ vay và lãi. Ngoài các tiêu chuẩn xếp hạng do cơ quan xếp hạng tín dụng đưa ra, các ngân hàng thường cũng sử dụng xếp hạng tín dụng nội bộ mà họ tự tính toán. Mỗi ngân hàng thương mại có thể có phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ riêng của mình, tùy thuộc vào đặc điểm của sản phẩm cho vay.
❖Chấm điểm tín dụng
Đây là mô hình do E.I.Altman xây dựng dùng để cho điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp của Mỹ. Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào: (i) trị số của các chỉ số tài chính của người vay (Xj); (ii) tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ. Từ đó Altman đã xây dựng mô hình cho điểm:
Z = 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,6 X4 + 1,0 X5 Trong đó:
X1 = Tỷ số Vốn lưu động ròng /Tổng tài sản X2 = Tỷ số Lợi nhuận giữ lại /Tổng tài sản
X3 = Tỷ số Lợi nhuận trước thuế và lãi /Tổng tài sản X4 = Tỷ số Thị giá cổ phiếu /Giá trị ghi sổ của nợ dài hạn X5 = Tỷ số Doanh thu /Tổng tài sản
Sau khi thay lần lượt các giá trị X vào mô hình, ta tính được Z. Nếu: Z < 1,81 : Doanh nghiệp có rủi ro vỡ nợ lớn.
1,81 < Z < 2,99 : Doanh nghiệp có thể được coi là có rủi ro vỡ nợ trung bình.
Z > 2,99 : Doanh nghiệp có rủi ro vỡ nợ thấp.
Trị số Z càng cao, người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Vậy khi trị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao. Kỹ thuật đo lường RRTD này tương đối đơn giản, nhưng có một số nhược điểm lớn sau:
Thứ nhất, mô hình này chỉ cho phép phân loại nhóm khách hàng vay “vỡ nợ” và “không vỡ nợ”. Tuy nhiên trong thực tế mức độ RRTD tiềm năng của mỗi khách hàng khác nhau từ mức thấp như chậm trả lãi, không được trả lãi cho đến mức mất hoàn toàn cả vốn và lãi của khoản vay.
Thứ hai, các biến số Xj thực tế có phụ thuộc lẫn nhau chứ không phải hoàn toàn độc lập như theo giả thiết của mô hình.
Thứ ba, mô hình không tính đến một số nhân tố khó định lượng nhưng có thể đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng đến mức độ của các khoản vay (danh tiếng của khách hàng, mối quan hệ lâu dài giữa NH và khách hàng hay các yếu tố vĩ mô như sự biến động của chu kỳ kinh tế).
❖ Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia là phương pháp được đa số các nhà quản trị rủi ro tín dụng sử dụng để ước lượng rủi ro tín dụng. Khi khách hàng đến vay vốn, ngân hàng nhận được hồ sơ xin vay vốn, dựa trên các thông tin đó các chuyên gia phân tích và đưa ra quyết định về việc cho vay. Với phương pháp này chủ yếu phụ thuộc kinh nghiệm và kiến thức của chuyên gia. Các chuyên gia phân tích đánh giá khách hàng theo tiêu chuẩn 5C gồm có: tính cách của người vay, vốn, nguồn tiền trang trải khoản vay, sự bảo đảm khoản vay, điều kiện của người vay.
Tính cách của người đi vay (Character): được thể hiện qua danh tiếng, nền giáo dục, tình trạng xã hội và hồ sơ tín dụng. Hồ sơ tín dụng phải phản ánh mục đích xin vay rõ ràng, ý định trả nợ nghiêm túc, trung thực trong việc cung cấp tài liệu liên quan đến tính hình tài chính.
Nguồn tiền trang trải khoản vay (Cash Flow): chỉ tính thanh khoản của khoản vay, bên ngân hàng yêu cầu người vay cung cấp các báo cáo tài chính gần nhất của người vay, kỹ thuật chiết khấu dòng tiền.
Vốn (Capital) là nguồn hình thành nên tài sản, là vốn thuộc sở hữu của người vay, thể hiện mức độ cam kết cũng như mức rủi ro của người vay đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Tài sản thế chấp (Collateral) là sự đảm bảo và là nguồn trả nợ thay thế ngoài dòng tiền trả nợ dự tính của khách hàng.
mà ngân hàng có những chính sách tín dụng, những điều kiện quy định cho khách hàng trong từng thời kỳ.