Đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng dựa trên mức độ đáp ứng các chuẩn

Một phần của tài liệu Áp dụng basel II trong quản trị rủi ro tín dụng của NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 011 (Trang 64 - 71)

2. Tổng quan nghiên cứu:

2.3. Đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng dựa trên mức độ đáp ứng các chuẩn

chuẩn mực Basel II:

*Đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo trụ cột 1 của Basel II:

Xét về mức độ an toàn vốn của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong hai năm gần đầy, sự tăng trưởng nhanh về quy mô vốn đã giúp các ngân hàng cải thiện đáng kể năng lực tài chính và hệ số an toàn vốn CAR. Có thể thấy các ngân hàng đang có tỷ lệ

Ngân hàng Vốn điều lệ Vốn điều lệ tăng thêm +/-% 31/12/2017 31/12/2018 TCB 11655 34.996 23.311 200% ACB 10.273 12.886 2613 25% VPB 15.706 25.300 9.593 61% VIB 5.644 7.835 2.190 39% MBB 18.155 21.605 3449 19% VCB 35.978 35978 ~0 0% STB 18.852 18.852 ~0 0% MSB 11750 11.750 ~0 0% BID 34.187 34.187 ~0 0% CTG 37.234 37.234 ~0 0%

an toàn vốn cao tập trung ở các NHTM cổ phần, trong khi đó NHTM Nhà nước lại có hệ số CAR thấp nhất trong toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Theo số liệu công bố từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tỷ lệ an toàn vốn (hệ số CAR) của toàn hệ thống tính đến tháng 11/2018 là 12,02%, cao hơn đáng kể so với năm 2017 chỉ đạt 10,5%. Trong đó, hệ số CAR của nhóm các NHTM Nhà nước là 9,33%, giảm so với cuối năm 2017 là 9,52%. Hệ số CAR của nhóm NHTM Cổ phần lại cao hơn với mức 11.13%, ngân hàng liên doanh, nước ngoài là 26.26%, công ty cho thuê tài chính là 21,06%. Trong những năm qua, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của nhiều NHTM đã cao hơn mức quy định của NHNN. Điều này rất cần phải quan tâm, bởi tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là một trong những tiêu chí đánh giá của Basel II về khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng của ngân hàng. Để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn trong hệ thống ngân hàng, thì đối với các ngân hàng một biện pháp là tăng vốn và giảm tài sản rủi ro, tuy nhiên tăng vốn có vẻ là khả thi và dễ thực hiện hơn bởi lẽ việc tiến hành giảm tài sản rủi ro sẽ phải liên quan đến tái cấu trúc tài sản, thay đổi thu nhập lãi, nguồn thu quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.

Biểu đồ 2.7: Hệ số an toàn vốn toàn hệ thống.

■ Tll/2018 BT12/2017

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ NHNN)

Bảng 2.5: Tỷ lệ tăng vốn điều lệ của 10 ngân hàng thí điểm Basel II

Chỉ tiêu_____________________________ 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018

Vốn tự có 24.230,08 27.970,36 40.846

Vốn cấp 1____________________________ 15.073,70 19.228,99 34.302

Vốn cấp 2____________________________ 9.156,38 8.741,37 6.544________ Tổng tài sản có rủi ro___________________ 184.622,22 220.662,98 282.086

Tổng giá trị tài sản “Có”________________ 176.304,78 211.352,10 411.119 Tài sản “Có” đã có hệ số rủi ro bằng 0% - - - Tài sản “Có” đã có hệ số rủi ro bằng 20% 5.403,88 6.187,92 1.201 Tài sản “Có” đã có hệ số rủi ro bằng 50% 8.634,78 10.141,33 4.465 Tài sản “Có” đã có hệ số rủi ro bằng 100% 103.194,90 134.988,85 90.297_______ Tài sản “Có” đã có hệ số rủi ro bằng 150% 59.071,23 5.843,38 9.049________ Tài sản “Có” đã có hệ số rủi ro bằng 250% - 54.190,61 306.107

Tổng giá trị tài sản “Có” tương ứng của cam kết ngoại bảng xác định theo mức độ rủi ro________________________________

8.317,44 9.310,89 17.768 Tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất (%)___________ 13,12% 12,68% 14,48%

(Nguồn: Tự tổng hợp từ NHNN)

Xét trong hệ thống 10 ngân hàng tiến hàng áp dụng mô hình Basel II, mức độ tăng vốn điều lệ của Techcombank là cao nhất, trong năm 2018, tỷ lệ tăng vốn điều lệ là 200%, tăng gấp 3 lần vốn điều lệ năm 2017. Với tốc độ tăng trưởng quy mô vốn nhanh, đã giúp Techcombank không ngừng cải thiện đáng kể năng lực tài chính và nâng cao hệ số an toàn vốn CAR của Techcombank. Trên thực tế, NHTM cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã vượt tiêu chuẩn quy định của Basel II, trong giai đoạn 2015 - 2018 tỷ lệ an toàn vốn của Techcombank vượt xa mức 8% quy định của Basel II và 9% quy định của NHNN.

Bảng 2.6: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tại Techcombank 2016-2018:

Nguồn: Tổng hợp báo cáo Techcombank 2016-2018

Biểu đồ 2.8 :Tỷ lệ an toàn vốn ngân hàng Techcombank 2009-2018

■CAR

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của Techcombank được tính phù hợp với quy định tại Thông tư số 36/2014/TT-NHNN do NHNN ban hành ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các văn bản pháp luật có liên quan. CAR của Techcombank tại thời điểm 31/12/2017 ổn định ở mức 12,68% và tại thời điểm 31/03/2018 là 14,48%. Tỷ lệ này của Techcombank cao hơn mức tối thiểu 9% do Ngân Hàng Thanh Toán Quốc Te theo Hiệp ước Basel đề xuất và NHNN yêu cầu. Đây là kết quả đáng mừng trong công tác quản trị rủi ro của Techcombank. Tỷ lệ an toàn vốn cao thể hiện năng lực tài chính của Techcombank tương đối mạnh và ổn định, phù hợp với tiêu chuẩn quy định của Basel II.

Bên cạnh việc xây dựng danh mục tài sản có hệ số rủi ro thấp nhờ tập trung cho vay các phân khúc và kỳ hạn an toàn, Techcombank duy trì được tỷ lệ CAR cao mặc dù tăng trưởng tài sản cao còn có một phần nhờ áp dụng chính sách không trả cổ tức trong nhiều năm liên tiếp.Nhờ sự đầu tư này, Techcombank có nguồn lực để phục vụ cho việc tiếp tục tăng trưởng trong tương lai.

Biểu đồ 2.9 Chỉ tiêu vốn chủ sở hữu,tổng tài sản, hệ số đòn bảy Techcombank 2014-2018. 350000 300000 250000 200000 150000 100000 50000 0 16.00% 14.00% 12.00% 10.00% 8.00% 6.00% 4.00% 2.00% 0.00% 18.00%

Cùng với việc tăng quy mô ngân hàng, thì hệ số đòn bảy tài chính của Techcombank cũng không ngừng tăng trưởng. Trong năm năm từ năm 2014-2018, hệ số đòn bảy tăng gần gấp đôi từ 8.5% lên đến 16% vào năm 2018. Hệ số CAR của ngân hàng trong giai đoạn này luôn được duy trì ổn định, cao hơn nhiều so với mức đề xuất tuy nhiên, hệ số đòn bảy tài chính vì vậy cũng tăng lên theo tỷ lệ thuận, điều này tiềm tàng nhiều rủi ro tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến ngân hàng.

Tuy nhiên, nhìn vào biểu đồ 2.8, có thể thấy được tỷ lệ CAR hiện tại của ngành ngân hàng nói chung và của techcombank nói riêng đều có CAR ở mức lớn hơn 9%, nhưng khi xét chung toàn ngành ngân hàng trong khu vực, thì CAR Việt Nam là tương đối thấp so với các nước trong khu vực.

Trong báo cáo chiến lược mới đây, CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định gia tăng nguồn vốn chủ, giảm tỷ lệ nợ xấu, tăng cường kiểm soát và quản lí rủi ro là những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của thị trường tài chính Việt Nam trong giai đoạn 2019-2020. Theo VDSC, hiện tỷ lệ đòn bẩy trên thị trường tài chính Việt Nam khá cao và nguồn vốn chủ mỏng. Cụ thể, tỷ lệ an toàn vốn ( CAR) đang là điểm nghẽn đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, chỉ đạt 12% tính đến tới cuối năm 2017. Đây là mức thấp nhất trong khu vực ASEAN và chỉ cao hơn Bangladesh.

Biểu đồ 2.10: Tỷ lệ an toàn vốn tại các ngân hàng khu vực ASEAN năm 2017

Tỷ lệ an toàn vốn ( CAR) %

BANGLADESH ẤN ĐỘ INDONESIA MALAYSIA PAKISTAN PHILIPPINES THÁI LAN VIỆT NAM

Điều này cho thấy rằng, các ngân hàng Việt Nam vẫn chưa thực sự đáp ứng “ đủ vốn” theo tiêu chuẩn thông lệ quốc tế. Hệ số CAR theo nguồn số liệu từ ngân hàng trong nước thì khá cao tuy nhiên khi so sánh với các nước trên thế giới thì lại khá thấp, có thể lý giải là do sự khác biệt trong phương pháp tính, chưa áp dụng đúng chuẩn thông lệ quốc tế, nên cũng giảm mức độ chính xác của chỉ tiêu vốn tối thiểu. Đây là hạn chế mà ngân hàng trong nước cũng như Techcombank cần khắc phục để đảm bảo chính xác.

* Quy trình đánh giá hoạt động thanh tra, giám sát theo trụ cột 2 của Basel II:

Theo trụ cột 2 của Basel II, có 4 nguyên tắc để hoàn thiện quy trình đánh giá hoạt động thanh tra giám sát, tuy nhiên chỉ có nguyên tắc 1 là nguyên tắc mà các ngân hàng có thể tự cân đối điều chỉnh, còn 3 nguyên tắc còn lại thuộc về trách nhiệm của cơ quan thanh tra, giám sát. Theo nguyên tắc 1, yếu tố cần thiết để ngân hàng cần là xây dựng quy trình tự đánh giá an toàn vốn nội bộ hay còn gọi là quy trình ICAAP (Internal Capital Adequacy Assessment Process).

Tuy nhiên, Basel II không đưa ra các yêu cầu chi tiết, và NHNN Việt Nam cũng chưa đưa ra một quy chuẩn cụ thể làm căn cứ để các NHTM xây dựng quy trình ICAAP, mà phụ thuộc vào quy mô, sự phức tạp trong hoạt động của từng ngân hàng.

Về cơ bản, Techcombank cũng đã có các kế hoạch và lộ trình để thực hiện các công việc chuẩn bị cho tuân thủ thông tư quy định về hệ thống kiểm toán kiểm soát nội bộ và ICAAP (trụ cột 2 của Basel II) ,xây dựng quy trình ICAAP bao gồm: Vai trò giám sát của HĐQT và lãnh đạo cấp cao, quy trình đánh giá vốn, quy trình đánh giá rủi ro toàn diện, quy trình giám sát và báo cáo, công tác kiểm soát nội bộ.

Ngoài ra, trong năm 2017, Dự án Mô hình Kho dữ liệu phục vụ Quản trị Rủi ro (Risk Datamart) bắt đầu được triển khai nhằm chuẩn hóa về mặt dữ liệu rủi ro, tạo nguồn dữ liệu tin cậy thống nhất và cung cấp các công cụ tự động hóa hỗ trợ cho hệ thống các báo cáo quản lý rủi ro, báo cáo đánh giá về vốn và tài sản giúp Techcombank có thể ra các quyết định quản trị hiệu quả và chủ động trong công tác quản trị rủi ro. Tất cả các hoạt động trong thời gian tới sẽ đều hướng tới việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro, hỗ trợ bảo vệ hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

Chỉ tiêu/năm 2015 2016 2017 2018

Mặt khác, Techcombank đang tích cực phối hợp với các công ty kiểm toán lớn để xây dựng lộ trình nâng cao năng lực quản trị rủi ro như sự hợp tác với E&Y Việt Nam. Ngoài ra Techcombank triển khai đánh giá khởi tạo các khoản vay trên LOS và T24 như một công cụ hỗ trợ công tác giám sát, quản trị rủi ro từ xa tốt hơn đối với hồ sơ tín dụng để có sự chỉ đạo, điều chỉnh kịp thời.

Tuy nhiên, Techcombank chưa có quy trình thực hiện QTRR tích hợp toàn ngân hàng giúp ngân hàng đánh giá lợi ích của đa dạng hóa danh mục và giảm được mức vốn dự phòng, lợi ích hơn so với việc tính toán vốn cho từng rủi ro riêng lẻ như hiện nay. Chưa có quy trình đánh giá vốn phản ánh được chiến lược dài hạn của ngân hàng. Chưa phân bổ vốn tới các đơn vị kinh doanh dựa trên cơ sở rủi ro.

*Công khai thông tin theo nguyên tắc thị trường theo trụ cột 3 của Basel II:

Về quản trị: Tại bản cáo bạch, báo cáo thường niên, báo cáo gửi UBCK đối với công ty đại chúng, Techcombank đã cung cấp các thông tin về tình hình quản trị của ngân hàng như sau: Cơ cấu tổ chức; hoạt động QTRR và bảo toàn vốn; Hoạt động của hội đồng quản trị. Tuy nhiên các báo cáo này chủ yếu mang tính chất khái quát chung hoạt động của toàn ngân hàng nhưng chưa thể hiện được rõ ràng cơ chế quản trị RRTT của ngân hàng.

- Chính sách, quy trình quản trị RRTT và văn bản hóa bằng quy định nội bộ: Techcombank chưa thực hiện công bố thông tin.

- Phương pháp, công cụ và mức độ ứng dụng: Techcombank đã cung cấp một phần mức độ ứng dụng của hệ thống công cụ trong công tác quản trị RRTT thông qua các báo cáo thường niên, bản cáo bạch ở mức độ đánh giá các yếu tố rủi ro, nêu khái quát tên các phương pháp, công cụ áp dụng.

- Dữ liệu, hệ thống IT cho quản trị RRTT: Techcombank chưa thực hiện công bố thông tin.

- Giám sát, báo cáo quản trị RRTT: Techcombank hiện chưa công bố thông tin. Việc công bố thông tin đại chúng chỉ được thực hiện đối với chỉ tiêu an toàn vốn (gửi NHNN định ky 1 năm 1 lần trên báo cáo thương niên của Techcombank) và chỉ dừng lại ở việc công bố về mặt con số đảm bảo vẫn nằm trong giới hạn chưa đưa ra được các phân tích đánh giá đầy đủ vốn của ngân hàng hay các yêu cầu vốn đối với từng loại rủi ro.

Một phần của tài liệu Áp dụng basel II trong quản trị rủi ro tín dụng của NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 011 (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w