Nguyên nhân của hạn chế:

Một phần của tài liệu Áp dụng basel II trong quản trị rủi ro tín dụng của NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 011 (Trang 77 - 81)

2. Tổng quan nghiên cứu:

2.5.2. Nguyên nhân của hạn chế:

❖ Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất: Khung pháp lý quy định về quản trị rủi ro tín dụng ở Việt Nam còn khá nhiều bất cập, gây trở ngại cho công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM nói chung và Techcombank nói riêng.

Chưa có một hệ thống các quy chuẩn cho việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro ,dẫn đến việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại mỗi ngân hàng đang theo

khẩu vị rủi ro riêng. Điều này dẫn đến hiện tượng cùng một khách hàng nhưng xếp hạng

rất khác nhau, nhiều khi xung đột khi thực hiện phân loại nợ định tính ,dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống NHTM.

Thứ hai: Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc NHNN chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu để giám sát từ xa và thanh tra trên cơ sở rủi ro hiệu quả, việc giám sát chủ yếu dừng lại ở giám sát tuân thủ.

Trong khi đó, việc thu thập thông tin trong quá trình thanh tra, giám sát các NHTM chưa được quản lý bằng một hệ thống thông tin xuyên suốt, do đó việc tổng hợp dữ liệu còn gặp nhiều khó khăn, đôi khi không kịp thời. Công tác kiểm soát rủi ro chỉ mới dừng lại ở một số nghiên cứu và dự báo chung đối với thị trường tài chính. Các đơn vị kiểm toán hiện nay chủ yếu thực hiện theo chỉ định hoặc lựa chọn của Techcombank với mục đích chủ yếu là kiểm toán tuân thủ các báo cáo tài chính của Techcombank, khả năng đánh giá, kiểm soát, dự báo rủi ro còn thấp.

Thứ ba: NHNN chưa xây dựng được hệ thống cảnh báo sớm RRTD cho các NHTM để hỗ trợ việc nhận diện, xác định sớm RRTD.

Thứ tư: Nội dụng Basel II là quá phức tạp, quá sức để cho các bộ ngành ngân hàng có thể tiếp thu và hiểu sâu sắc.

Ngôn ngữ thể hiện trong hiệp ước Basel là tiếng Anh và hoàn toàn chưa có một tài liệu nghiên cứu hoặc dịch thuật chính thức nào bằng tiếng Việt. Chưa kể, các văn bản Basel thường có độ dài từ 400 đến hơn 500 trang, lại chưa nhiều thuật ngữ chuyên ngành khó hiểu nên rất khó để có thể tiếp cận các quy tắc trong hiệp ước Basel II của NHTM Việt Nam cũng như rất khó cho Techcombank để có thể áp dụng hiệu quả.

❖ Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất: Thiếu hụt nguồn nhân lực đáp ứng tiêu chuẩn Basel II.

Mặc dù ngân hàng đã đưa ra các chính sách và chương trình nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên đáp ứng tiêu chuẩn của Basel II, tuy nhiên vẫn thiếu hụt đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực quản trị, giám sát, và đội ngũ nhân viên đảm bảo tiêu chuẩn về ngoại ngữ lẫn các kiến thức chuyên môn toán họa, hay quản trị và phân tích chuyên sâu và đặc biệt phải am hiểu về những tiêu chuẩn, điều kiện của

Basel II. Bên cạnh đó, các kỹ năng mềm đảm bảo như khả năng phân tích, dự báo cũng là những yếu tố không thể thiếu đối với đội ngũ cán bộ tuy nhiên hiện tại thì lực lượng đội ngũ chuyên gia đáp ứng được các yêu cầu theo tiêu chuẩn Basel II của ngân hàng còn hạn chế. Ngoài ra, đối với đội ngũ cán bộ chuyên gia giỏi đang công tác tại ngân hàng ở những vị trí cấp cao tuy có năng lực nhưng do không có đủ thời gian và điều kiện để tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu, tiếp thu nhưng luồng kiến thức mới. Hơn nữa, có thể thấy các chi phí cho những khóa học với các chuyên gia nước ngoài trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng, đặc biệt là các thông lệ quy chuẩn quốc tế như Basel II là rất lớn, không những vậy đòi hỏi lượng thời gian nhiều và công sức cũng như mức độ ảnh hưởng trong công việc của những người được tham gia đi học.

Thứ hai: XHTDNB tại Techcombank thực hiện phương pháp chuyên gia, kết quả xếp hạng còn phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của các chuyên gia

Thay vì dựa trên dữ liệu thống kê lịch sử và mô hình kinh tế lượng. Bên cạnh đó công tác xếp hạng hiện nay tại Techcombank được thực hiện trực tiếp tại các Chi nhánh nên việc quản lý, kiểm soát kết quả xếp hạng còn thiếu chặt chẽ. Vì vậy việc đo lường, đánh giá RRTD, phân loại nợ còn nhiều bất cập.

Thứ ba: Thiếu các tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập.

Thực tế cho thấy, hoạt động của các tổ chức xếp hạng độc lập sẽ tác động tích cực đến chất lượng XHTDNB của các NHTM. Với kinh nghiệm và chất lượng xếp hạng của các tổ chức độc lập đã được thừa nhận, hệ thống chỉ tiêu và kết quả xếp hạng độc lập là cơ sở quan trọng để các NHTM thực hiện XHTDNB cũng như có các điều chỉnh cách thức, nội dung, phương pháp xếp hạng đảm bảo tính chính xác. Do đó, việc thiếu vắng các tổ chức xếp hạng độc lập sẽ tác động tiêu cực đến chất lượng XHTDNB của các NHTM.

Thứ tư: Chi phí thực hiện ứng dụng Basel II cũng là một thách thức lớn đối với hệ thống NHTM nói chung và Techcombank nói riêng.

Quá trình thực hiện Basel II đòi hỏi chi phí triển khai tập trung vào hệ thống công nghệ thông tin, chi phí thuê tư vấn và chi phí nguồn nhân lực. Hiện nay, chưa có ngân hàng nào công bố thông tin về chi phí cần cho việc triển khai Basel II, tuy nhiên,

dựa trên kinh nghiệm của một số TCTD đã triển khai dự án Basel II tại khu vực châu Á thì tổng chi phí sẽ dao động từ 15 đến 40 triệu USD ,tùy theo quy mô, mức độ và yêu cầu cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước. Không có mức chi phí chuẩn để thực hiện Basel II, chi phí này phụ thuộc vào quy mô, phạm vi hoạt động, nền tảng sẵn có của từng ngân hàng. Chính vì vậy nên mỗi ngân hàng phải có sự tính toán cho chi phí của từng giai đoạn thực hiện trong lộ trình áp dụng, để không gây phát sinh quá lớn. Đó là chưa kể các ngân hàng phải cần tới sự hỗ trợ của các chuyên gia, tập đoàn tư vấn về quản trị rủi ro. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, các ngân hàng sẽ gặp khó khăn hơn vì chuyển sang áp dụng kỹ thuật Basel II rất tốn kém và Techcombank cũng vậy, đây là một thách thức lớn cho ngân hàng khi triển khai áp dụng Basel II tại hệ thống ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2:

Chương 2 của đề tài tiến hành phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh, thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Techcombank. Bên cạnh đó, qua các số liệu thu thập được từ các báo cáo, từ website NHNN, sổ tay tín dụng Techcombank để đánh giá thực trạng việc triển khai áp dụng Basel II vào quản trị rủi ro tín dụng. Từ kết quả đánh giá, phân tích chỉ ra được những vấn đề còn hạn chế, những thành tựu đã đạt được và đưa ra các nguyên nhân gây nên những hạn chế đó. Ngoài ra cũng đưa ra phương pháp nghiên cứu của đề tài cũng như thu thập số liệu nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu chương 2 là căn cứ để từ đó đánh giá và đưa ra các giải pháp cũng như khuyến nghị cho Chính phủ và Ngân hàng nhà nước được trình bày ở chương 3.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU BASEL II.

Một phần của tài liệu Áp dụng basel II trong quản trị rủi ro tín dụng của NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 011 (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w