Những hạn chế bất cập và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm tại bộ công thương (Trang 67 - 72)

- Bộ Y tế quản lý (trừ dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dùng cho sản phẩm thuộc lĩnh vực của Bộ NNPTNT và Bộ Công

3.3.2. Những hạn chế bất cập và nguyên nhân

* Những hạn chế, bất cập

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhập khẩu thực phẩm của các cơ quan quản lý nhà nước nói chung và của Bộ Công Thương nói riêng thời gian qua còn thể hiện những tồn tại, bất cập, cụ thể:

Một là, một số nội dung trong các văn bản pháp luật quy định quản lý thực phẩm nhập khẩu chưa phù hợp với tình hình thực tế

Một số nội dung trong các văn bản hướng dẫn còn chung chung, như hướng dẫn về quản lý ATTP nhập khẩu tại cửa khẩu biên giới.

Một số quy định chưa rõ ràng, như quy định về lượng hàng mẫu nhập khẩu để kiểm định, khiến doanh nghiệp và cơ quan quản lý khó đạt được sự thống nhất chung.

Quy định về Giấy xác nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP gây khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh cửa hàng tiện lợi. Quy định về cấp phép trong kinh doanh siêu thị, trong quảng cáo sản phẩm thực phẩm nhập khẩu.. còn chưa rõ ràng và thiếu thuận lợi.

Hiện nay chưa có quy định về cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp vừa sản xuất vừa kinh doanh thực phẩm, trong đó có hoạt đông kinh doanh thực phẩm nhập khẩu, dẫn đến tình trạng khó phân định trách nhiệm khi cùng một doanh nghiệp nhưng nhập khẩu nhiều loại sản phẩm khác nhau tại từng thời điểm khác nhau. Chúng ta cũng chưa có quy định về kiểm tra ATTP với thực phẩm tạm nhập để bán tại cửa hàng miễn thuế.

Hai là, công tác tổ chức quản lý nhập khẩu thực phẩm của Bộ Công Thương còn nhiều bất cập, chưa hiệu quả

Bộ máy quản lý cồng kềnh nhưng hiệu quả thực tế chưa cao, mất ATTP nói chung và thực phẩm nhập khẩu nói riêng vẫn là vấn đề gây nhiều bức xúc. Cơ quản quản lý thực phẩm nhập khẩu tại các cửa khẩu biên giới đất liền còn thiếu và chưa được tổ chức hiệu quả.

Việc phân định trách nhiệm quản lý chưa rõ ràng và thiếu khoa học đã dẫn đến sự khó khăn trong công tác quản lý ATTP nói chung và quản lý ATTP trong hoạt động nhập khẩu hàng thực phẩm nói riêng của Bộ Công Thương gặp nhiều khó khăn. Có những sản phẩm quá nhiều cơ quan quản lý nhưng có sản phẩm hoặc lĩnh vực kinh doanh lại chưa có quy định hoặc khó phân định trách nhiệm giữa các cơ quan, thể hiện sự đan xen, chồng chéo và lỗ hổng trong tổ chức bộ máy quản lý. Hiện tại vẫn còn 37 văn bản có mâu thuẫn, không phù hợp với điều kiện thực tế, cần sửa đổi bổ sung, quy định quản lý ATTP đối với chợ, siêu thị còn thiếu hướng dẫn cần thiết.

Ba là, quy trình quản lý thực phẩm nhập khẩu bằng giấy phép thể hiện nhiều vấn đề không hợp lý

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật còn thiếu do quy trình xây dựng kéo dài, cơ sở khoa học và nguồn lực xây dựng hạn chế. Số lượng tiêu chuẩn được ban hành chỉ đạt 80% mức đề xuất, quy chuẩn ban hành đạt 56,3%, và chỉ 2 địa phương có quy chuẩn kỹ thuật cấp vùng là Đồng Nai (bưởi Tân Triều) và Trà Vinh (rượu Xuân Thạnh).

Thời gian xin giấy phép và thực hiện quy trình công bố hợp quy/ phù hợp ATTP kéo dài với nhiều công đoạn, hồ sơ phải hoàn thiện nhiều lần.

Cơ chế công bố sản phẩm phù hợp ATTP có nhiều bất cập, gây bức xúc cho doanh nghiệp trong khi hiệu quả quản lý ATTP không cao. Việc lấy mẫu và kiểm định mẫu không giúp ích nhiều cho công tác kiểm soát ATTP.

Quản lý bằng giấy phép là công cụ quan trọng nhất trong quản lý nhà nước với thực phẩm nhập khẩu ở Việt Nam, nhưng những lỗ hổng trong quá trình thực thi chính sách khiến thực tế ATTP nhập khẩu vẫn phát sinh nhiều vấn đề như việc kiểm soát hàng nhập lậu, thiếu công cụ kiểm định tại hải quan, quản lý kênh phân phối…

Bốn là, hạn chế trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm nhập khẩu

Chính sách và cơ quan hỗ trợ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đều đã có nhưng hiệu quả hoạt động và thực thi chính sách này tại Việt Nam chưa cao. Người tiêu dùng không tin tưởng ở sự bảo vệ của cơ quan có thẩm quyền. Công tác thanh kiểm tra xử lý vi phạm và bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng chưa đáp ứng được yêu cầu.

* Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý nhà nước về nhập khẩu thực phẩm tại Bộ Công Thương

- Phương thức quản lý chưa theo kịp sự phát triển của kinh tế đất nước, chưa thật sự phù hợp với thực tiễn hoạt động nhập khẩu hàng thực phẩm

Với sự chồng chéo trong quản lý ATTP nói chung và thực phẩm nhập khẩu nói riêng, hệ thống chính sách và bộ máy thực thi chính sách ở Việt Nam hoạt động thiếu hiệu quả, gây tốn kém và lãng phí cho doanh nghiệp trong khi hiệu quả quản lý ATTP lại không cao.

Hiện nay, tư duy quản lý thực phẩm nhập khẩu ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới là quản lý theo hệ thống, quản lý từ nhà cung cấp, yêu cầu nhà sản xuất và xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn về kiểm soát nguy hại, kiểm soát rủi ro… bằng những chứng nhận trong sản xuất, doanh nghiệp nhập khẩu phải tự phân tích và đánh giá rủi ro tự tìm giải pháp, nhà nước sẽ chỉ kiểm tra hậu kiểm và yêu cầu doanh nghiệp chịu trách nhiệm. Việc kiểm tra tiền kiểm với lấy mẫu thụ động như Việt Nam hiện nay là thiếu hiệu quả.

- Nguồn lực quản lý còn hạn chế: Hạn chế về nguồn lực bao gồm cả hạn chế về nhân lực, vật lực và tài lực.

Về nhân lực: Bộ máy quản lý dù đồ sộ nhưng lại kiêm nhiệm, phân công trách nhiệm đan xen, trong khi có cơ quan lại chịu trách nhiệm quá lớn so với khả năng nguồn lực. Ví dụ với Bộ Y tế là cơ quan quản lý thống nhất về ATTP trong phạm vi cả nước nhưng bộ phận chịu trách nhiệm là Cục ATTP chỉ có gần 90 biên chế và 20 cán bộ hợp đồng. Hoạt động của nhiều Ban chỉ đạo liên ngành chưa hiệu quả, cán bộ kiêm nhiệm không theo sát tiến trình thực hiện nên sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý còn hạn chế.

Về vật lực: Trang thiết bị hỗ trợ công tác quản lý nhà nước, đặc biệt công tác kiểm nghiệm còn nhiều thiếu thốn. Hiện đang có tới 10 tỉnh không có phòng thử nghiệm, kiểm nghiệm. Hoạt động của các phòng kiểm nghiệm còn nhiều bất cập như hiệu quả sử dụng thấp, quy định thu phí kiểm nghiệm mẫu bất hợp lý, kinh phí điều tra lấy mẫu hạn chế.. Hạn chế về nguồn vật lực là nguyên nhân nảy sinh nhiều bất cập trong quá trình thực thi, ví dụ trong việc lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm nhập khẩu, nếu có đủ nguồn nhân lực và các tổ chức kiểm định có uy tín, có đầy đủ năng lực, cơ quan quản lý có thể tổ chức bộ máy kiểm định tốt hơn, tự lấy mẫu thay vì để doanh nghiệp mang mẫu tới kiểm định.

Về tài lực: Kinh phí cho công tác quản lý ATTP ở Việt Nam giai đoạn 2006-2010 chỉ bằng 1/25 của Thái Lan (ở mức 780 đồng/người/năm), giai đoạn 2011-2015 tăng lên khoảng 1.600 đồng/người/năm, năm 2016-2020 là 2.800 đồng/người/năm. Tổng NSNN đầu tư cho công tác ATTP ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 là: 2.545,79 tỷ đồng. Tuy nhiên, tỷ lệ thực hiện còn thấp do bị cắt giảm (năm 2020 ngân sách TW giảm giảm 56%) và cấp chậm.

Hạn chế về nguồn lực cũng như năng lực khoa học công nghệ khiến thực tế triển khai chính sách không đáp ứng được mục tiêu đề ra. Việc thực

hiện quy trình tiền kiểm được đặt ra với mục tiêu kiểm soát chặt chẽ hơn ATTP nhập khẩu, hạn chế thực phẩm kém chất lượng hoặc thực phẩm nhập lậu, nhưng do thiếu tiêu chuẩn kỹ thuật, thiếu thiết bị kiểm nghiệm tại các Bộ và tại cơ quan hải quan, thiếu nhân lực giải quyết hồ sơ đăng ký khiến thời gian xin giấy phép kéo dài, trong khi thực tế hàng hóa tại cảng vẫn có thể là hàng bẩn, hàng thải loại, khác so với thông tin đăng ký kiểm nghiệm mà không bị phát hiện.

- Các tổ chức xã hội về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và liên kết doanh nghiệp nhập khẩu thực phẩm còn thiếu, yếu, không có kinh phí, chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu. Người tiêu dùng còn tâm lý ngại va chạm, không muốn tố cáo và đòi quyền lợi. Doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm nhập khẩu chưa chấp hành đúng các quy định về ATTP trong nhập khẩu thực phẩm.

Một phần của tài liệu Quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm tại bộ công thương (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w