Bối cảnh trong nước

Một phần của tài liệu Quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm tại bộ công thương (Trang 74 - 76)

- Bộ Y tế quản lý (trừ dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dùng cho sản phẩm thuộc lĩnh vực của Bộ NNPTNT và Bộ Công

4.1.2. Bối cảnh trong nước

ATTP là mối quan tâm lớn trong những năm gần đây ở Việt Nam. Cả cộng đồng và chính phủ Việt Nam đều quan tâm tới tính toàn vẹn của chuỗi cung cấp thực phẩm và khả năng cung cấp thực phẩm an toàn tới người tiêu dùng. Các phương tiện truyền thông đại chúng đăng nhiều tin bài, báo cáo về các vấn đề ATTP gây bức xúc trong cộng đồng và đặt ra áp lực cho Chính phủ cần có hành động cải thiện vấn đề ATTP. Để đáp ứng với những mối quan tâm này, Chính phủ đã xem xét và cải thiện hệ thống kiểm soát ATTP. Chính phủ giảm số bộ chịu trách nhiệm quản lý ATTP từ 6 bộ liên quan xuống còn 3 bộ và định hướng lại năng lực kiểm soát ATTP đối với thực phẩm xuất khẩu sang phát triển hệ thống quản lý bao gồm cả chuỗi cung cấp thực phẩm trong nước. Xu hướng tiêu dùng thực phẩm ở Việt Nam đã có thay đổi lớn trong thập kỷ gần đây và những thay đổi này vẫn sẽ tiếp tục xảy ra trong thời gian tới. Người tiêu dùng Việt Nam nhìn chung ưa thích thực phẩm tươi sống, chưa qua chế biến và có một chế độ dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, tầng lớp trung lưu (đặc biệt ở các thành phố) đang gia tăng nhu cầu về các thực phẩm chế biến sẵn, có thể ăn ngay mà không qua nấu nướng. Thay đổi lớn nhất là sự gia tăng về mức độ đa dạng hoá thực phẩm tiêu thụ ở tất cả các nhóm thu nhập trong cộng đồng. Gia tăng mức tiêu thụ thịt (đặc biệt là thịt lợn), sữa, trứng xảy ra với tốc độ nhanh nhất so với các nước trong khu vực. Theo Báo cáo Phát triển Việt Nam , mức tiêu thụ cá và một số thực phẩm chế biến sẵn cũng gia tăng đáng kể. Trong khi đó, thói quen mua thực phẩm nhìn chung vẫn giữ theo truyền thống. Người tiêu dùng thường thích mua thịt mới giết mổ, các thực phẩm tươi sống bán ở chợ hơn ở siêu thị (mặc dù một vài nghiên cứu gần đây cho thấy người tiêu dùng cũng ngày càng tin tưởng vào các thực phẩm bán ở siêu thị).

Tốc độ thâm nhập của các siêu thị vào thị trường ở Việt Nam là thấp nhất so với các nước khác trong khu vực. Năng lực của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm cũng thấp hơn so với một số quốc gia khác. Bên cạnh đó, xu hướng “siêu thị hoá” ở nhiều quốc gia đã dần loại bỏ hình thức kinh doanh truyền thống và quy mô nhỏ, tạo điều kiện áp dụng các tiêu chuẩn ATTP nghiêm ngặt hơn. Đặc biệt, một số công ty thực phẩm quốc tế với các nhãn hàng dẫn đầu đang bán tại các siêu thị đã áp dụng thực hành ATTP. Điều này tác động tích cực tới ngành sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp thông qua việc cải thiện ATTP trong khâu sản xuất, chế biến, phân phối, đồng thời góp phầm gia tăng lợi nhuận, củng cố ngành công nghiệp chế biến nông sản tại những quốc gia đó. Trong khi tại Việt Nam xu hướng này chưa rõ ràng.

Ở Việt Nam, sự đóng góp của ngành nông nghiệp cho nền kinh tế gia tăng cùng với quá trình phát triển kinh tế. Xu hướng này trái với các quốc gia khác, khi trở thành nước thu nhập trung bình thì đóng góp của ngành nông nghiệp cho nền kinh tế quốc dân sẽ giảm xuống. Điều này do công nghiệp chế biến thực phẩm tại Việt Nam hiện chưa chưa phát triển nhanh như các nước khác. Phần lớn hoạt động chế biến thực phẩm dựa vào các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ ở các địa phương. Điều này có nghĩa là hoạt động chế biến thực phẩm được thực hiện tại hàng trăm ngàn doanh nghiệp, cơ sở sản xuất khác nhau và do đó rất khó, hoặc thậm chí không thể giám sát, quản lý ATTP sử dụng bằng các phương pháp truyền thống. Thực tế này cũng gây khó khăn cho việc phát triển các chương trình cấp giấy chứng nhận hay các tiêu chuẩn do khối tư nhân xây dựng, như cách tiếp cận đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới (đặc biệt tại những nước có hệ thống quản lý nhà nước về ATTP chặt chẽ và ở mức cao) và đã thành công trong việc đảm bảo ngành công nghiệp thực phẩm tuân theo các quy định về ATTP.

Cấp chứng nhận và áp dụng các tiêu chuẩn theo truyền thống tại Việt Nam là quá tốn kém đối với những người sản xuất quy mô nhỏ. Nhà nước và các tổ chức cũng đưa ra một số cách tiếp cận khác (ví dụ chứng nhận nhóm) nhưng những giải pháp này hiện cũng chưa được sử dụng rộng rãi.

Việt Nam còn nhiều tồn tại cần khắc phục trong hệ thống chính sách pháp luật về ATTP. Một hệ thống văn bản pháp luật còn nhiều yếu điểm, không đồng bộ, chồng chéo, còn quá chung chung và thiếu thực tế sẽ là nguyên nhân chủ yếu làm cho hệ thống kiểm soát thực phẩm hoạt động không hiệu quả. Bên cạnh đó yếu kém trong công tác quản lý vệ sinh và kiểm dịch cũng là nguy cơ đối với Việt Nam trong việc ngăn chặn lây lan và dập tắt các đợt dịch.

Một phần của tài liệu Quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm tại bộ công thương (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w