Một số định hướng

Một phần của tài liệu Quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm tại bộ công thương (Trang 79 - 81)

- Bộ Y tế quản lý (trừ dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dùng cho sản phẩm thuộc lĩnh vực của Bộ NNPTNT và Bộ Công

4.2.2. Một số định hướng

Thực tiễn thực thi chính sách pháp luật về quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm của nước ta đã cho thấy những tồn tại và hạn chế như đã phân tích tại chương 2. Vì vậy, vấn đề hoàn thiện chính sách này là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, việc điểu chỉnh, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách nhập khẩu hàng thực phẩm cần phải theo những định hướng chính sau:

Thứ nhất, việc xây dựng và hoàn thiện chính sách nhập khẩu hàng thực phẩm phải hướng đến mục tiêu bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng.

Mục tiêu quan trọng nhất của chính sách ATTP nói chung và chính sách quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm nói riêng là phải tạo ra cơ chế và khung khổ pháp lý đầy đủ và hiệu quả cho việc bảo đảm ATTP trong hoạt động nhập khẩu hàng thực phẩm. Thực tiễn quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm cho thấy, đảm bảo ATTP trong nhập khẩu thực phẩm là khá quan trọng bởi thông qua hoạt động nhập khẩu, thực phẩm xâm nhập vào thị trường nội địa và thông qua hệ thống phân phối đến với người tiêu dùng để sử dụng. Các biện pháp, công cụ nhà nước sử dụng để quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm nhằm đảm bảo ATTP được xem là “thành trì” bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng.

Thứ hai, cần xây dựng một chính sách quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm thống nhất và là bộ phận của chính sách ATTP quốc gia. Coi chính sách ATTP là tiền đề của chính sách nhập khẩu hàng thực phẩm. Đây là yêu cầu hết sức cần thiết bởi đảm bảo ATTP là một trong những chính sách lớn và quan trọng của Việt Nam nhằm đảm bảo sức khỏe nhân dân và phát triển thể chất, giống nòi con người Viêt Nam.

Thứ ba, việc hoàn thiện chính sách nhằm tạo ra một hệ thống các biện pháp, công cụ quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm đồng bộ, tiên tiến và có tính khoa học cao.

Chính sách quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm là bộ phận của chính sách nhập khẩu, đồng thời là một bộ phận cấu thành rất quan trọng trong chính sách ATTP của nước ta. Vấn đề đặt ra là phải xây dựng và hoàn thiện

chính sách phù hợp với nội dung của chính sách ATTP và chính sách nhập khẩu hàng hóa nói chung.

Thứ tư, việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các biện pháp, công cụ nhằm hoàn thiện chính sách nhập khẩu hàng thực phẩm phải dựa trên các cam kết quốc tế về thương mại mà Việt Nam đã ký kết và tham gia.

Chính sách quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm phải đạt được mục tiêu kép là kiểm soát được ATTP đối với thực phẩm nhập khẩu và tạo thuận lợi hóa hàng thực phẩm. Bên cạnh mục tiêu cốt lõi là ATTP, chính sách nhập khẩu hàng thực phẩm còn phải thể hiện sự tuân thủ các cam kết về thuận lợi hóa thương mại trong các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết.

Thứ năm, hoàn thiện chính sách quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm phẩm theo hướng phân tích và quản lý rủi ro.

Thực phẩm rất khó đảm bảo việc hoàn toàn không có mầm bệnh hay các chất gây hại cho sức khỏe khác. Hệ thống kiểm dịch và giám sát sinh vật và dịch bệnh cũng rất khó đảm bảo cung cấp đầy đủ các biện pháp bảo vệ chống lại sự xâm nhập của dịch bệnh và dịch hại. Do đó nhiệm vụ của bất cứ hệ thống quản lý an toàn thực phẩm nào là giảm thiểu những nguy cơ này thông qua việc đánh giá khả năng ATTP và mối đe dọa từ từ dịch bệnh và dịch hại, đảm bảo sự kết hợp tốt nhất những lựa chọn khác nhau nhằm giảm bớt nguy cơ. Đây cũng là nguyên tắc được các tổ chức quốc tế và khu vực áp dụng để can thiệp vào thị trường thực phẩm toàn cầu, bảo vệ công chúng trước những nguy cơ lớn như xâm nhập và hình thành dịch bệnh và dịch hại. Dựa trên những đánh giá về nguy cơ, phân tích tỷ suất chi phí/lợi ích sẽ giúp các nhà quản lý đưa ra quyết định mang tính chiến lược, ưu tiên, trên cơ sở có tính đến rất nhiều yêu cầu và đòi hỏi khác nhằm đảm bảo phản ánh chính xác tình hình. Tiếp cận phân tích rủi ro phải bao gồm cả 3 khâu: đánh giá rủi ro, quản lý rủi ro và quản lý thông tin về rủi ro.

Một phần của tài liệu Quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm tại bộ công thương (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w