Giải pháp đối với người tiêu dùng

Một phần của tài liệu Quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm tại bộ công thương (Trang 103 - 108)

- Bộ Y tế quản lý (trừ dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dùng cho sản phẩm thuộc lĩnh vực của Bộ NNPTNT và Bộ Công

4.3.5. Giải pháp đối với người tiêu dùng

Trong bất kỳ một trường hợp nào, người tiêu dùng cuối cùng luôn là người quyết định mua sắm, yêu cầu của họ cũng đều tạo ra các tác động thị trường, người tiêu dùng có thể trở thành một nhân tố quan trọng trong việc khuyến khích các nhà nhập khẩu nhập những sản phẩm mà thị trường yêu cầu từ đó quyết định sản phẩm nhập khẩu. Nhận thức được vai trò to lớn đó, dựa vào người tiêu dùng, một số giải pháp đưa ra sau đây phần nào có khả năng khuyến khích một cách gián tiếp đảm bảo yêu cầu ATTP của thực phẩm nhập khẩu:

- Đối với người tiêu dùng ở các nước phát triển thì nhận thức của họ về nguy cơ suy thoái môi trường cũng như mối quan tâm về những ảnh hưởng tiêu cực lên sức khoẻ con người tốt hơn nhiều so với những người tiêu dùng ở nước đang phát triển – những người vẫn phải thường xuyên vất vả, bươn trải để có được một cuộc sống bình thường. Do vậy, việc tăng cường giáo dục người tiêu dùng tăng những nhận biết, hiểu biết về những mối nguy an toàn thực phẩm là một điều cần thiết. Trên cơ sở đó, thói quen tiêu dùng của dân cư sẽ dần thay đổi theo hướng đảm bảo an toàn cho tính mạng và sức khỏe. Người tiêu dùng, nhất là ở đô thị sẽ quan tâm nhiều hơn cũng như quyết định lựa chọn các sản phẩm xanh và an toàn đối với sức khoẻ con người và môi trường.

- Bên cạnh việc nâng cao nhận thức nhằm thay đổi thói quen mua sắm, người tiêu dùng cần thể hiện rõ vai trò của mình trong vấn đề kiểm soát ATTP

đối với thực phẩm nhập khẩu. Trong một chừng mực nhất định, quyền lợi của người tiêu dùng cũng gắn chặt với sản phẩm, với mức độ tin cậy của sản phẩm nên người tiêu dùng cũng cần được tham gia vào hoạt động đảm bảo ATTP nói chung, phối hợp cùng với các cơ quan chức năng phát hiện những sai phạm về ATTP trong nhập khâu thực phẩm, phản hồi sớm những thông tin cho các cơ quan quản lý.

KẾT LUẬN

Trong thời gian vừa qua, cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, nhu cầu tiêu dùng các loại hàng hóa của nhân dân tăng cao, trong đó có thực phẩm. Để đáp ứng nhu cầu này, bên cạnh việc tăng cường năng lực sản xuất, chế biến thực phẩm trong nước thì hoạt động nhập khẩu thực phẩm từ thị trường nước ngoài phục vụ cho tiêu dùng nội địa cũng phát triển mạnh mẽ.

Nhà nước đã nỗ lực ban hành và thực thực thi chính sách quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm nhằm kiểm soát ATTP trong hoạt động nhập khẩu. Các cơ quan chức năng đã ban hành và tổ chức thực hiện nhiều giải pháp nhằm kiểm soát, đảm bảo nâng cao chất lượng thực phẩm nhập khẩu. Điển hình như: Hoàn thiện hệ thống pháp luật về ATTP; Ban hành Chiến lược ATTP quốc gia; Xây dựng và phê duyệt Đề án kiểm soát, ngăn chặn gia cầm nhập khẩu; Hoàn thiện hệ thống cơ cấu bộ máy tổ chức công tác quản lý đảm bảo ATTP và cơ quan chuyên trách về đấu tranh PCTP, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ATTP... Tuy nhiên, công tác kiểm soát ATTP trong nhập khẩu ở nước ta vẫn còn tồn tại rất nhiều bất cập, hạn chế, quản lý chưa theo kịp với thực tế diễn ra. ATTP trong nhập khẩu hàng thực phẩm là vấn đề khá nhạy cảm và phức tạp, công tác quản lý của chúng ta đang rơi vào tình trạng bị động và mới chỉ giải quyết được một phần về mặt hiện tượng, chưa giải quyết được bản chất. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do chính sách quản lý hoạt động nhập khẩu hàng thực phẩm chưa hoàn thiện, hiệu quả của công tác thực thi chính sách chưa cao.

Thực hiện nghiên cứu đề tài “Quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm tại Bộ Công thương”, tác giả đã đã đạt được một số kết quả chính như sau:

Thứ nhất, đã tổng quan được một số vấn đề lý luận về quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm trên các khía cạnh chủ yếu như khái niệm, các biện pháp và công cụ quản lý hàng thực phẩm nhập khẩu cũng như vai trò của

quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm. Đồng thời, luận văn cũng đã phân tích được những nội dung cơ bản của hoạt động xây dựng và thực thi quản lý hoạt động nhập khẩu hàng thực phẩm. Việc xây dựng được khung lý thuyết về quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm đã tạo sự xuyên suốt và thống nhất trong giải quyết các vấn đề cốt lõi của đề tài luận văn.

Thứ hai, đã đưa ra bức tranh tổng quan về thực trạng quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm của Việt Nam nói chung và tại Bộ Công Thương nói riêng trong giai đoạn 2014-2020. Luận văn đã đánh giá sát thực những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm tại Bộ Công Thương thời gian qua. Việc tìm ra được những nguyên nhân của hạn chế trong quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm tại Bộ Công Thương thời gian qua là cơ sở quan trọng để tác giả luận văn đề xuất các giải pháp cho phù hợp với tình hình thực tiễn và bối cảnh mới.Thứ ba, nêu tổng quát về tình hình nhập khẩu và tình hình ATTP trong nhập khẩu hàng thực phẩm của Việt Nam giai đoạn 2014-2020. Phân tích, đánh giá thực trạng chính sách quản lý hoạt động nhập khâu hàng thực phẩm ở Việt Nam. Kết quả của việc đánh giá đã nêu lên những điểm thành công, những điểm hạn chế tồn tại chính sách cũng như hoạt động thực thi chính sách quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm ở Việt Nam, đồng thời chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại đó.

Thứ ba, dựa trên khung phân tích về lý luận cũng như những đánh giá về thực trạng quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm tại Bộ Công Thương, luận văn đã xây dựng được một số quan điểm, định hướng và kiến nghị giải pháp. Các giải pháp tập trung vào: (i) Rà soát, sửa đổi và ban hành chính sách quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm; (ii) Nâng cao năng lực thực thi chính sách quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm; (iii) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong công tác kiểm soát ATTP đối với hoạt động nhập khẩu hàng thực phẩm; (iv) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cảnh báo nhanh và phân tích nguy cơ an toàn thực

phẩm; (v) Giải pháp đối với người tiêu dùng. Theo tác giả, đây là những giải pháp thiết thực, có thể áp dụng hiệu quả vào thực tiễn quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm tại Bộ Công Thương, góp phần hoàn thành các mục tiêu về quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong thời kỳ Chiến lược tới./.

Một phần của tài liệu Quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm tại bộ công thương (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w