Bối cảnh quốc tế

Một phần của tài liệu Quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm tại bộ công thương (Trang 72 - 74)

- Bộ Y tế quản lý (trừ dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dùng cho sản phẩm thuộc lĩnh vực của Bộ NNPTNT và Bộ Công

4.1.1. Bối cảnh quốc tế

Quá trình biến đổi khí hậu, sự nóng lên của bề mặt trái đất kéo theo sự gia tăng các vụ ngộ độc thực phẩm có nguồn gốc vi sinh vật. Sự phát triển không bền vững, việc khai thác các nguồn tài nguyên quá mức, buông lỏng kiểm soát môi trường trong nửa cuối thế kỷ 20 tiếp tục để lại những hậu quả hết ức nặng nề cho thế kỷ 21. Hóa chất độc hại làm ô nhiễm nặng nề đất, nước, ô nhiễm vào sản xuất thực phẩm làm phát triển các bệnh ung thư, nhiễm độc mạn tính, quái thai, dị ứng,...

Các nước trên thế giới đầu tư mạnh vào nghiên cứu sử dụng các sản phẩm thực phẩm biến đổi gien, thực phẩm chiếu xạ, sử dụng các chất kích thích tăng trưởng, các thuốc kháng sinh được ứng dụng để tăng năng suất vật nuôi, cây trồng nhưng lại làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Do đó người tiêu dùng và các nước nhập khẩu thực phẩm ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng, đảm bảo ATTP, các nước đều tăng cường bảo hộ cho sản xuất trong nước. Điển hình một số sự cố về thực phẩm trên thế giới cho thấy, vấn đề ATTP đang là vấn đề hết sức nóng các nước, kể cả các nước phát triển.

Nguyên nhân chính của tình trạng này là do thương mại hàng thực phẩm đã phát triển ở phạm vi toàn cầu, khi một địa phương tạo ra sản phẩm xuất khẩu không an toàn có thể khiến bệnh dịch nhanh chóng lây lan. Hàng năm các bệnh lây truyền qua thực phẩm ảnh hưởng tới nhiều triệu người. Nhiều người trong số đó bị những rối loạn nghiêm trọng, biến chứng lâu dài hoặc tử vong do ăn phải thực phẩm không an toàn.

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đang diễn ra rất mạnh mẽ. Đến nay, Việt Nam đã hoàn thành ký kết 15 FTA ở cấp độ song phương

và khu vực (trong đó đang thực thi 14 FTA, 1 FTA đã ký nhưng chưa có hiệu lực), và đang đàm phán 2 FTA. Trong số đó, nổi bật nhất là 3 FTA thế hệ mới gồm Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA); và 1 FTA có quy mô lớn nhất thế giới trong khuôn khổ ASEAN là Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Trong các FTA này đều có các cam kết cần thực thi liên quan đến nhiều lĩnh vực, các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS). Do vây, việc xây dựng, hoạch định các chính sách quản lý nhà nước đối với nhập khẩu hàng thực phẩm phải đảm bảo phù hợp, không vi phạm các nguyên tắc quốc tế nhằm mục đích vừa đàm bảo hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động nhập khẩu hàng thực phẩm vừa khai thác có hiệu quả những cơ hội của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và các cam kết FTA.

Quá trình này sẽ làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường từ bên ngoài hay ô nhiễm môi trường xuyên quốc gia. Việc nhập khẩu hàng hóa vật tư nếu không được kiểm tra, giám sát sẽ dẫn đến nguy cơ Việt Nam trở thành bãi chứa các thiết bị, công nghệ lạc hậu, nơi tiêu thụ những hàng hóa kém chất lượng làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng dẫn đến suy thoái môi trường và mất cân bằng hệ sinh thái. Đặc biệt, trong công tác đảm bảo VSATTP, việc làm thế nào để ngăn ngừa và quản lý tốt việc nhập khẩu các loại thực phẩm không đảm bảo yêu cầu ATTP, các loại thuốc bảo vệ thực vật bị cấm, các chất phụ gia thực phẩm, các loài động, thực vật mang dịch bệnh và dịch hại, sinh vật và sản phẩm biến đổi gen… đang là một trở ngại lớn trong hoạt động nhập khẩu. Nguy cơ lây lan dịch bệnh, xuất hiện các loại dịch bệnh mới chưa có giải pháp phòng chống là những thách thức đối với tất cả các nước, đặc biệt là những nước có nguy cơ cao như Việt Nam. Dó đó, vấn đề đặt ra là Việt Nam cần có chính sách quản lý nhập khẩu thực phẩm như thế nào để vừa hạn chế nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đảm bảo an toàn

Một phần của tài liệu Quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm tại bộ công thương (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w