Thực trạng về lập kế hoạch, ban hành chính sách về quản lý nhập khẩu

Một phần của tài liệu Quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm tại bộ công thương (Trang 46 - 49)

Trong giai đoạn 2015-2020, cơ quan quản lý Nhà nước đã ban hành 123 văn bản quy phạm pháp luật quản lý về ATTP, trong đó có 6 văn bản của Quốc hội, 23 văn bản của Chính phủ, 20 thông tư của Bộ Y tế, 45 thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và 12 thông tư của Bộ Công Thương, các địa phương đã ban hành 1.253 văn bản quản lý, trong đó có 669 văn bản quy phạm pháp luật về ATTP. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được liên tục ban hành, bổ sung, chỉnh sửa đã một mặt giúp khắc phục tình trạng thiếu cơ chế quản lý, hoàn thiện quản lý nhà nước về ATTP, tuy nhiên cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp và địa phương trong quá trình triển khai thực hiện bởi sự phức tạp trong quá trình tìm hiểu, tra cứu, đối chiếu giữa các quy định.

Tại địa phương, UBND các cấp chịu trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn; quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn và các đối tượng theo phân cấp quản lý. Ban Chỉ đạo liên ngành về VSATTP các cấp (được thành lập tới cấp xã) có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp hoạt động liên

ngành tại địa phương. Ngoài ra, trong lĩnh vực nông nghiệp có các Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (thành lập theo Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 30/5/2011), Chi cục thú y, bảo vệ thực vật, thủy sản có chức năng quản lý, kiểm tra chất lượng ATTP theo phân công của Sở NNPTNT. Trong lĩnh vực y tế có Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm trực thuộc Sở Y tế. Trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại có các Chi cục quản lý thị trường. Tại cấp huyện và cấp xã có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về ATTP với sản phẩm nhập khẩu.

So với Pháp lệnh ATTP năm 2003 và Nghị định hướng dẫn thi thành (Nghị định 163/2004/NĐ-CP), Luật ATTP 2010 đã quy định rõ ràng và minh bạch hơn về quản lý nhà nước với thực phẩm nhập khẩu. Theo quy định cũ, người kinh doanh thực phẩm nhập khẩu cần có giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm và giấy xác nhận đã kiểm tra đạt yêu cầu vệ sinh ATTP của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thực phẩm tươi sống phải có giấy chứng nhận kiểm dịch, tuy nhiên, có nhiều cơ quan và đầu mối cấp chứng nhận dẫn đến sự chồng chéo và khó khăn cho doanh nghiệp nhập khẩu. Luật 2010 với 03 Bộ chịu trách nhiệm chính theo các nhóm sản phẩm cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp nhập khẩu dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu và tuân thủ các quy định của pháp luật, tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp cũng như giảm sự cồng kềnh cho hoạt động quản lý nhà nước.

Mặt khác, Luật ATTP đã cho thấy sự chuyển hướng trong hoạt động kiểm soát ATTP nhập khẩu nói chung và nhập khẩu thực phẩm nói riêng theo hướng thay vì kiểm tra mẫu lô hàng cuối cùng (phương pháp cổ điển), hoặc kiểm tra theo tiêu chuẩn chât lượng ISO 9000 (khó áp dụng với thực phẩm là sản phẩm nhanh hỏng), đã chuyển sang kiểm soát theo phương pháp nhận diện nguy cơ, gọi tắt là HACCP. Theo đó, quản lý thực phẩm nhập khẩu nhằm phòng ngừa các nguy cơ mất ATTP có thể xảy ra (bằng việc công bố hợp quy,

kiểm soát giấy phép đầu vào, kiểm dịch tại hải quan), nếu không phòng ngừa được sẽ kiểm soát và hạn chế tác hại ở mức tối đa (bằng các cơ chế thanh kiểm tra và xử lý vi phạm, coi trọng ý kiến người tiêu dùng).

Tuy nhiên, trên thực tế việc phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước vẫn còn một số lỗ hổng, ví dụ như trách nhiệm quản lý với những lô hàng gồm nhiều sản phẩm do nhiều bộ ngành quản lý, quản lý ATTP với hàng thực phẩm tạm nhập tái xuất (như hàng bán tại cửa hàng miễn thuế), hoặc nhập để gia công xuất khẩu mà không phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, v.v…

Nhìn chung, với Luật ATTP 2010 và các Nghị định, thông tư liên quan, bộ máy quản lý nhà nước về thực phẩm nhập khẩu đã được tổ chức lại theo hướng gọn nhẹ và hiệu quả hơn từ cấp trung ương đến địa phương, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn những bất cập trong phân cấp, phân quyền quản lý cần phải khắc phục trong thời gian tới.

Bảng 3.3. Quản lý nhập khẩu thực phẩm theo nhóm hàng

ST

T Mặt hàng Yêu cầu

Một phần của tài liệu Quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm tại bộ công thương (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w