Giải pháp nâng cao năng lực thực thi chính sách quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm của Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm tại bộ công thương (Trang 92 - 101)

- Bộ Y tế quản lý (trừ dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dùng cho sản phẩm thuộc lĩnh vực của Bộ NNPTNT và Bộ Công

4.3.2. Giải pháp nâng cao năng lực thực thi chính sách quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm của Việt Nam

hàng thực phẩm của Việt Nam

4.3.2.1. Hoàn thiện cơ chế, năng lực quản lý nhà nước ATTP trong nhập khẩu hàng thực phẩm

- Xây dựng kế hoạch hành động tập thể về an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật theo nguyên tắc tiếp cận hệ thống toàn bộ ở tất cả các khâu trong chu trình thực phẩm, từ đó phân nhóm hành động theo chức năng và trách nhiệm của từng cơ quan. Cần chú trọng hơn tới hai nhóm hành động là kiểm soát xâm nhập dịch hại và dịch bệnh từ bên ngoài và kiểm soát hệ thống phân phối thực phẩm nhập khẩu.

- Xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm và nâng cao năng lực phối hợp hoạt động của các cơ quan Bộ ngành liên quan trong quản lý thực phẩm nhập khẩu gồm Bộ Y tế, Bộ NN&PTNN, Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan…

- Giải quyết sự tập trung chưa đồng bộ của các thể chế quản lý thực phẩm nhập khẩu. Về dài hạn, hình thành một cơ quan an toàn thực phẩm hoạt động độc lập như tường hợp của Trung Quốc và Hoa Kỳ.

- Tăng cường vai trò kiểm soát thực phẩm nhập khẩu của các hiệp hội ngành hàng, khu vực tư nhân cùng với sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội khác.

- Nâng cao năng lực chuyên môn của các tổ chức trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, đặc biệt chú trọng đến năng lực nghiên cứu, phân tích và dự báo mối nguy từ thực phẩm nhập khẩu.

4.3.2.2 Giải pháp kỹ thuật, trang thiết bị cơ sở vật chất cho hệ thống kiểm soát thực phẩm nhập khẩu hiệu quả

- Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị phục vụ cho công tác lấy mẫu, kiểm tra, phân tích, giám định, trang thiết bị khác phục vụ cho việc kiểm soát thực phẩm nhập khẩu đóng vai trò quan trong đối với hiệu quả của công tác đầu tranh, phòng chống vi phạm pháp luật trong hoạt động nhập khẩu hàng thực phẩm. Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các chủng loại thực phẩm, nguyên liệu, hóa chất, phụ gia sử dụng trong sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm kết hợp với phương thức, thủ đoạn hoạt động, ngụy trang hàng hóa của các đối tượng vi phạm ngày càng tinh vi thì việc đầu tư, nâng cấp trang thiết bị là đòi hỏi cấp thiết hiện nay.

- Mở rộng việc nâng cấp, đăng ký cấp giấy chứng nhận của tổ chức tiêu chuẩn thế giới đối với các phòng thí nghiệm liên quan đến sức khoẻ con người và tăng cường năng lực của các tổ chức cấp chứng nhận khác.

- Tiến hành xây dựng mạng lưới kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm từ trung ương đến địa phương và mạng lưới này cần hoạt động định kỳ, thường xuyên, liên tục để đưa công tác kiểm tra này vào nề nếp, chính quy, khoa học như nhiều nước đã tiến hành.

- Xây dựng một hệ thống phòng thí nghiệm trung ương và địa phương đủ mạnh phục vụ cho việc kiểm tra và đánh giá chất lượng, an toàn thực phẩm, đặc biệt chú ý đến các phương pháp kiểm tra nhanh nhằm phục vụ kịp

thời các yêu cầu của thực tiễn nhập khẩu thực phẩm của Việt Nam. Bên cạnh đó cần tăng cương năng lực của các hệ thống phòng thí nghiệm này, cụ thể:

+ Nâng cao tỷ lệ số phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn ISO 17025 và GLP. Tăng số chỉ tiêu vi sinh, hóa lý được kiểm nghiệm tại các labo.

+ Tiếp tục đầu tư về hạ tầng, trang thiết bị cho các Labo của trung ương đủ năng lực đóng vai trò là labo kiểm chứng về ATTP. Đầu tư kinh phí nâng cấp một số phòng thí nghiệm để đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, nâng cao năng lực các phòng thí nghiệm phân tích hiện có; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư mới các phòng thí nghiệm...

+ Tăng cường đầu tư trạng thiết bị cho các tuyến, từng bước hiện đại hóa trang thiết bị kiểm nghiệm ATTP nhằm nâng cao chất lượng xét nghiệm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Phát triển các mô hình đầu tư liên doanh, liên kết, chuyển giao công nghệ với các hãng sản xuất trang thiết bị xét nghiệm có uy tín trên thế giới.

+ Tăng cường chia sẻ thông tin giữa các phòng kiểm nghiệm quốc gia, khu vực, các phòng kiểm nghiệm quốc tế nhằm phổ biến kinh nghiệm hoạt động xét nghiệm đảm bảo ATTP

- Đầu tư đẩy mạnh năng lực chẩn đoán và thanh tra ATTP, soạn thảo và thực hiện một bản đánh giá năng lực chi tiết các trang thiết bị phòng thí nghiệm hiện nay, nếu có thể hợp nhất các nhu cầu tương tự của các lĩnh vực khác nhau vào trang thiết bị cho phòng thí nghiệm trung ương hoặc phòng thí nghiệm vùng.

- Trang bị thiết lập hệ thống cảnh báo sớm, hệ thống phản hồi thông tin sớm, các thiết bị hiện trường và các phương tiện thông tin liên lạc.

- Thiết lập xây dựng hệ thống giám sát thực phẩm nhập khẩu tự động, tăng cường sử dụng công nghệ kiểm tra nhanh ở khu vực sản xuất có đối

chiếu đến những phân tích chính xác hơn ở phòng thí nghiệm đối với thực phẩm nhập khẩu.

- Phối hợp liên ngành trong việc sử dụng cơ sở hạ tầng và các trang thiết bị. Trong điều kiện nguồn kinh phí hạn hẹp cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng và thiết bị cần tính đến phương án sáp nhập chức năng trách nhiệm của từng cơ quan độc lập thành một đơn vị chung để có thể sử dụng cơ sở hạ tầng và thiết bị, chẳng hạn trong kiểm dịch.

- Triển khai xây dựng các phòng thí nghiệm tại các cảng có lượng nhập khẩu lớn nhằm tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng cho hoạt động kiểm tra ATTP đối với các lô hàng nhập khẩu.

4.3.2.3 Nâng cao nhận thức về an toàn vệ sinh thực phẩm

- Tập hợp hóa các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động nhập khẩu hàng thực phẩm thông thông qua việc xuất bản các tài liệu chứa đựng các quy định liên quan đến nhập khẩ hàng thực phẩm. Xuất bản tài liệu hướng dẫn cụ thể đối với từng quy định dưới dạng hỏi - đáp.

- Mở các chiến dịch đào tạo và tuyên truyền về an toàn thực phẩm, phổ biến các quy định và tiêu chuẩn môi trường quốc tế cho các nhà quản lý và doanh nghiệp như các quy định liên quan của WTO (TBT, SPS, TRIPs...), ASEAN, các hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm; các quy định và tiêu chuẩn của các nước và khu vực thị trường như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản..., để người tiêu dùng và đặc biệt là các doanh nghiệp nhập khẩu thấy được tầm quan trọng và tự nguyện tuân thủ nhằm đáp ứng yêu cầu về thực phẩm an toàn ngày càng tăng của người tiêu dùng trong nước.

- Nâng cao nhận thức về các lợi ích mà việc đáp ứng các yêu cầu của thực phẩm mang lại cho quốc gia và doanh nghiệp. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng bởi vì nhiều doanh nghiệp chưa ý thức được lợi ích lâu dài của việc tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn nói chung.

- Nâng cao nhận thức, ý thức của người dân trong việc bảo vệ sức khoẻ con người, thay đổi sở thích tiêu dùng hàng hóa theo hướng đảm bảo các yêu cầu ATTP. Chính người tiêu dùng sẽ là động lực buộc nhà nhập khẩu phải thực hiện các quy định pháp luật về ATTP trong nhập khẩu hàng thực phẩm để đáp ứng yêu cầu của người tiêu.

- Đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyên, phổ biến kiến thức, pháp luật về ATTP trong xã hội:

+ Cần triển khai quyết liệt và thường xuyên hơn công tác giáo dục, truyền thông, phổ biến kiến thức về ATTP cho cộng đồng với các hình thức phương tiện tuyên truyền đa dạng, phong phú cả ở cấp Trung ương và địa phương, đặc biệt chú trọng phổ biến cho cộng đồng về Luật ATTP và các văn bản pháp luật liên quan.

Chú trọng đặc biệt đến các đối tượng là người dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, tiểu thương tại các khu vực biên giới, cửa khẩu, khu kinh tế cửa khẩu, cảng biển, cảng nội địa, chợ đầu mối biên giới và các địa bàn giáp ranh với biên giới.

+ Bố trí đủ nhân lực, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ năng truyền thông về vệ sinh ATTP cho đôi ngũ chuyên trách và các tuyên truyền viên từ cấp trung ương đến địa phương.

+ Đổi mới, nâng cao hiệu quả các hình thức, phương pháp truyền thông, giáo dục ATTP: kết hợp truyền thông đại chúng và truyền thông trực tiếp, chú trọng phương thức cầm tay chỉ việc; kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với từng nội dung, từng đối tượng.

+ Đẩy mạnh xã hội hóa công tác giáo dục truyền thông, phải xã hội hóa thì mới phát huy được sức mạnh của doanh nghiệp, tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức đoàn thể, nâng cao nhận thức và thực hành cho mọi tầng lớp xã hội, tạo được phong trào dân trí cao.

+ Tuyên truyền, phổ biến các kiến thức, quy định của pháp luật về, ATTP trên các phương tiên thông tin đại chúng; xây dựng thành chuyên mục định kỳ hàng tháng để tuyên truyền trên hệ thống phát thanh truyền hình, đặc biệt trên hệ thống đài truyền thanh xã, phường, thị trấn; công tác này phải được làm thường xuyên, liên tục trong năm.

4.3.2.4. Kiện toàn và nâng cao năng lực bộ máy quản lý ATTP

Năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước về ATTP là yếu tố quyết định hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước về ATTP nói chung và quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm nói riêng. Chính vì vậy, muốn quản lý hiệu quả ATTP đối vơi hoạt động nhập khẩu hàng thực phẩm, việc làm trước hết là phải kiện toàn và nâng cao năng lực của các cơ quan này. Cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Đổi mới, tăng cường công tác quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về ATTP:

+ Nâng cao năng lực, thực thi hiệu quả hệ thống pháp luật liên quan đến thương mại và thị trường trong nước như Luật Cạnh tranh, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật An toàn thực phẩm, Pháp lệnh quản lý thị trường…

+ Tập trung cải cách phương thức quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực phát triển. Chuyển đổi theo hướng số hóa công tác quản lý thông qua việc thiết kế đồng bộ, xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống tích hợp, kết nối liên thông các cơ sở dữ liệu lớn thương mại… Đẩy mạnh xã hội hóa về cung ứng dịch vụ công trong công tác quản lý nhà nước về thương mại nói chung và quản lý nhập khẩu nói riêng nhằm hỗ trợ hiệu quả, đáp ứng kịp thời nhu cầu của các doanh nghiệp trong bối cảnh mới;

+ Đổi mới công tác xây dựng và thực thi hệ thống thể chế, chính sách quản lý nhập khẩu; Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện thực chất, hiệu

quả các kế hoạch quản lý nhập khẩu để phân bổ nguồn lực, giải quyết các vấn đề trong công tác quản lý nhập khẩu theo đúng quy luật của thị trường;

+ Xây dựng phương thức quản lý của Nhà nước đối với hoạt động nhập khẩu; đi đôi với kiện toàn tổ chức, hoạt động của các đơn vị/cơ quan quản lý nhập khẩu, thị trường phù hợp với quy định hiện hành và theo hướng mở rộng và đa dạng hóa các thành phần tham gia, kết hợp các nguồn lực từ quản lý nhà nước của các Bộ, ngành,...

+ Đẩy mạnh công tác quản lý trật tự thị trường, tạo đột phá trong tổ chức, cơ chế hoạt động quản lý thị trường. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm ngăn chặn hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại ngay từ tuyến biên giới đường bộ và đường biển; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động, bảo đảm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường.

- Cần tiếp tục kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về ATTP nói chung từ trung ương đến địa phương

- Tăng cường năng lực cho hoạt động thanh tra chuyên ngành ATTP từ Trung ương đến địa phương. Thành lập Trung tâm An toàn vệ sinh thực phẩm tại một số cửa khẩu lớn. Củng cố, kiện toàn các cơ quan kiểm tra nhà nước về ATTP và chỉ định các cơ quan, tổ chức có đủ điều kiện kiểm nghiệm về ATTP tham gia kiểm định, giám định chất lượng hàng thực phẩm nhập khẩu; thiết lập hệ thống thông tin liên thông giữa các cơ quan kiểm tra nhà nước để tránh việc trốn hoặc chuyển khẩu trong thực hiện kiểm tra nhà nước. Tiếp tục phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương trong quản lý ATTP tại các cửa khẩu.

- Tổ chức thực hiện tốt mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng trực tiếp kiểm soát ATTP tại các cửa khẩu như Bộ đội biên phòng, Hải Quan, Quản lý thị trường, Kiểm dịch thú y, ATTP Ngành Y tế, lực lượng Cảnh sát môi

trường và chính quyền địa phương trong công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực hiện các quy định của pháp luật ATTP trong nhập khẩu thực phẩm.

- Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ATTP tại các cửa khẩu

Hiệu quả của hoạt động quản lý ATTP nói chung và quản lý ATTP trong hoạt động nhập khẩu hàng thực phẩm nói riêng phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó, yếu tố con người rất quan trọng. Kết quả của hoạt động kiểm soát này thể hiện năng lực, trình độ của chính những con người làm công tác đó. Vì vậy, muốn kiểm soát tốt hoạt động quản lý nhập khẩu thực phẩm, chúng ta cần phải nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ trực tiếp quản lý hoạt động nhập khẩu thực phẩm, cụ thể:

- Tăng cường biên chế cho đội ngũ chuyên trách về ATTP đối với thực phẩm nhập khẩu, đủ khả năng quản lý và điều hành các hoạt động bảo đảm ATTP trong nhập khẩu thực phẩm trên phạm vi toàn quốc.

- Nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý ATTP.

Hiện nay, trình độ cán bộ làm công tác vệ sinh ATTP được thuyên chuyển từ nhiều ngành khác nhau sang do thành lập sau, có những kiến thức rất phổ thông đối với những quốc gia khác, nhưng với nước ta vẫn còn là vấn đề mới. Vì vậy, đối với cán bộ, công chức hiện đã và đang làm cần đào tạo chuyên ngành, nâng cao vì thực phẩm luôn thay đổi theo nhu cầu của con người, liên tục đổi mới. Nếu không được đào tạo lại thường xuyên thì sẽ mai một kiến thức cũ, chứ chưa nói tới không đáp ứng được yêu cầu của thực tế. Đó là rào cản ngay tại cơ quan quản lý vệ sinh ATTP nếu chúng ta không đào tạo lại và thường xuyên tập huấn kiến thức cho cán bộ làm công tác này ở địa phương.

Đi đôi với việc đào tạo chuyên môn, kỹ thuật cần phải đào tạo về quản lý hành chính công, nâng cao trình độ của cán bộ về trình độ kỹ thuật, kỹ xảo, công nghệ thông tin, trình độ ngoại ngữ và hiểu biết văn hóa. Phải áp dụng các phương pháp quản lý nhằm khuyến khích ý tưởng và sáng kiến mới, thúc đẩy tính chủ động sáng tạo của cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý ATTP.

- Đầu tư nâng câp cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, điều kiện làm việc cho cán bộ, công chức làm công tác quản lý vệ sinh ATTP trong nhập khẩu hàng thực phẩm.

Hiện nay, cơ sở vật chất đảm bảo điều kiện làm việc cho cán bộ cũng chưa đáp ứng được, tất cả các phòng kiểm nghiệm trang thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, nhiều vấn đề bức xúc trong quản lý nhập khâu hàng thực phẩm chưa giải

Một phần của tài liệu Quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm tại bộ công thương (Trang 92 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w