Những điểm tích cực

Một phần của tài liệu Quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm tại bộ công thương (Trang 64 - 67)

- Bộ Y tế quản lý (trừ dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dùng cho sản phẩm thuộc lĩnh vực của Bộ NNPTNT và Bộ Công

3.3.1. Những điểm tích cực

Thời gian qua, hoạt động quản lý nhập khẩu khẩu hàng thực phẩm của Bộ Công Thương đã đạt được những thành quả nhất định, thể hiện qua các mặt sau:

- Bộ Công Thương, cùng với các Bộ, ngành và các đơn vị liên quan khác đã đóng góp vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý hoạt động nhập khẩu thực phẩm. Hệ thống các văn bản qua phạm pháp luật về quản lý ATTP nói chung và ATTP trong hoạt động nhập khẩu thực phẩm nói riêng thời gian qua của Việt Nam hiện hành được xây dựng theo tư duy đổi mới hơn, đảm bảo tuân thủ các cam kết quốc tế Việt Nam đã ký kết.

Với việc tham gia tích cực vào quá trình xây dựng Luật ATTP 2010 cũng như các văn bản quy phạm pháp luật liện quan, đặc biệt là các quy định về nhập khẩu hàng thực phẩm của Bộ Công Thương, hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến quản lý hoạt động nhập khẩu thực phẩm đã đồng bộ đến này đã khá đồng bộ. Quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật tuân thủ quy định của pháp luật, các văn bản hướng dẫn không trái với Luật.

Chính sách quản lý thực phẩm nhập khẩu đã chuyển từ kiểm tra mẫu lô hàng cuối cùng sang phương pháp chặt chẽ hơn là kiểm soát nguy cơ, tiến hành cả tiền kiểm và hậu kiểm để khắc phục những lỗ hổng quản lý trong giai đoạn trước khi có Luật ATTP.

Tư duy quản lý chuyển từ quản lý theo công đoạn chế biến thực phẩm sang quản lý theo nhóm sản phẩm. Nguyên tắc quản lý thể hiện mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - là tư duy quản lý xuất phát từ lợi ích của đối tượng chịu sự quản lý thay vì chủ thể quản lý.

Chính sách đảm bảo tuân thủ các cam kết về thuế và biện pháp thương mại phi thuế trong WTO và các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký kết. Thể hiện cụ thể là một số văn bản quy phạm pháp luật liện quan đến hoạt động nhập khẩu đã được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung nhằm thực hiện các cam kết về thuận lợi hóa thương mại. Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật là cơ sở thực hiện quản lý nhà nước về thực phẩm nhập khẩu không ngừng được xây dựng và hoàn thiện tiến gần hơn đến các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế.

Liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý nhập khẩu thực phẩm thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương, Bộ đã ban hành Thông tư số 43/2018/TT- BCT ngày 15 tháng 11 năm 2018 quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương. Theo đó các vấn đề về kiểm tra ATTP nhập khẩu, thu hồi, tái xuất, xử phạt vi phẩm,... đối với hoạt động nhập khẩu thực phẩm nhập được quy định khá chi tiết và cụ thể.

- Bộ máy quản lý nhà nước về ATTP nói chung và ATTP trong hoạt động nhập khẩu thực phẩm của Bộ Công Thương đã hình thành và dần hoàn thiện.

Tại trung ương, quản lý nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu do 03 Bộ chịu trách nhiệm chính là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Y Tế và Công Thương với trách nhiệm và phạm vi quản lý được quy định khá rõ

ràng. Tại cấp huyện, xã, phường, thị trấn có các cơ quan giám sát và hỗ trợ hoạt động cho các cơ quan chức năng trung ương cũng như hoạt động của Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP. Hệ thống này giúp triển khai đồng bộ các quy định, chính sách của Nhà nước về quản lý thực phẩm nhập khẩu, đồng thời giảm bớt số lượng các đầu mối quản lý từ 08 Bộ xuống 03 Bộ. Công tác phối hợp liên ngành được chú trọng với sự tham gia của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng các Bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh/ thành phố, huyện, xã, và 100% các địa phương có Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP.

Cơ quan quản lý nhà nước đã thể hiện sự nỗ lực và cố gắng làm tốt vai trò quản lý nhà nước của mình, đôn đốc cơ quan cấp dưới thực hiện, trực tiếp tiến hành nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra, trao đổi trực tiếp với doanh nghiệp, tăng cường kênh giao tiếp với người tiêu dùng.

Tại Bộ Công Thương, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Thị trường trong nước, Cục Xuất nhập khẩu, Tổng cục Quản lý thị trường là các đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về thực phẩm nhập khẩu của Bộ. Tương tự, tại các địa phương, Sở Công Thương có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh đồng thời trực tiếp thực thi một số nhiệm vụ về QLNN đối với thực phẩm nhập khẩu.

- Công tác thực thi quản lý hoạt động nhập khẩu thực phẩm của các cơ quan nhà nước nói chung và của Bộ Công Thương đạt được những kết quả đáng ghi nhận

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nhanh chóng và sự phát triển của nền kinh tế, đời sống nhân dân khiến thực phẩm nhập khẩu vào Việt Nam ngày càng đa dạng, phong phú. Trong quá trình đó, cơ quan quản lý đã cố gắng tạo điều kiện cho doanh nghiệp, thúc đẩy trao đổi thông tin đa chiều, hiện đại hóa phương thức quản lý, tăng cường công tác kiểm tra giám sát thực phẩm nhập khẩu… Nhờ đó, nhiều sản phẩm thực phẩm ngoại nhập mới lạ đã xuất hiện tại

thị trường trong nước, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Công tác thanh tra, xử lý vi phạm cũng đạt được nhiều kết quả, xử lý nhiều vi phạm trong lĩnh vực nhập khẩu thực phẩm, công bố thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm tại bộ công thương (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w