Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong công tác kiểm soát ATTP đối với hoạt động nhập khẩu hàng thực phẩm

Một phần của tài liệu Quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm tại bộ công thương (Trang 101 - 102)

- Bộ Y tế quản lý (trừ dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dùng cho sản phẩm thuộc lĩnh vực của Bộ NNPTNT và Bộ Công

4.3.3. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong công tác kiểm soát ATTP đối với hoạt động nhập khẩu hàng thực phẩm

hoạt động nhập khẩu hàng thực phẩm

- Tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế tại các cửa khẩu để ngăn chặn sự xâm nhập của dịch bệnh và dịch hại. Để làm được điều này cần thiết phải có các hàng rào tự nhiên và chương trình kiểm dịch đủ mạnh. Bước tiếp theo là từng bước hài hòa tiêu chuẩn về OIE và IPPC, tiến tới ký hiệp định về kiểm dịch động thực vật với các nước có chung đường biên giới. Đặc biệt chú trọng công tác kiểm dịch với các nước có chung hệ sinh thái. Trường hợp của Việt Nam, với các nước Lào, Campuchia, Myanmar, ta đã có nhiều hợp tác thiết thực để ngăn ngừa dịch bệnh và dịch hại. Hệ thống bảo vệ đường biên của các nước này với ta phối hợp khá chặt chẽ. Tuy nhiên, cần quan tâm hơn đến việc đánh giá và quản lý nguy cơ tại các vùng biên giới với Trung Quốc, các bến cảng và sân bay vì khả năng xâm nhập của sâu bệnh dịch hại và thực phẩm qua đường này là lớn nhất.

- Tranh thủ sự trợ giúp quốc tế để xây dựng khung khổ luật pháp, hỗ trợ kỹ thuật, phối hợp quốc tế phòng trừ bệnh dịch từ thực phẩm. Tăng cường trao đổi thông tin về ATTP, đào tạo cán bộ dưới mọi hình thức (hội thảo, tập huấn ngắn hạn, dài hạn v.v...) và xây dựng những chương trình nghiên cứu triển khai mà các bên đều quan tâm.

- Ký kết các hiệp định về kiểm dịch động thực vật với các nước, đặc biệt là với các nước có chung đường biên giới như Trung Quốc, Lào và Campuchia. Tham gia việc xây dựng tiêu chuẩn và hài hoà tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.

Một phần của tài liệu Quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm tại bộ công thương (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w