Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cảnh báo nhanh và phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm tại bộ công thương (Trang 102 - 103)

- Bộ Y tế quản lý (trừ dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dùng cho sản phẩm thuộc lĩnh vực của Bộ NNPTNT và Bộ Công

4.3.4. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cảnh báo nhanh và phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm tại Việt Nam

cơ an toàn thực phẩm tại Việt Nam

Một trong những thách thức lớn nhất làm công tác kiểm soát an toàn thực phẩm nói chung và kiểm soát ATTP trong hoạt động nhập khẩu hàng thực phẩm nói riêng trở nên bị động, kém hiệu quả, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và an sinh xã hội do nguồn thông tin sự cố an toàn thực phẩm (nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm) không đầy đủ; việc xử lý thông tin không thường xuyên, không thành hệ thống.

Để giải quyết vấn đề này yêu cầu phải phát hiện sớm, đầy đủ các sự cố an toàn thực phẩm, đánh giá được nguy cơ ảnh hưởng đối với cộng đồng; đề xuất các giải pháp xử lý kịp thời, khoa học, khả thi và cảnh báo sớm cho cộng đồng.

Việc xây dựng và kiện toàn hệ thống cảnh báo nhanh có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc quản lý rủi ro về ATTP đối với thực phẩm nhập khẩu. Từ kinh nghiệm của EU cho thấy việc tiếp nhận và xử lý thông tin kịp thời về sự cố ATTP nhằm ngăn chặn thực phẩm có thể gây nguy hại đến tính mạng và sức khỏe của người dân xâm nhập vào thị trường trong nước.

Ngày 27 tháng 3 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 518/QĐ-TTg phê duyệt Đề án xây dựng hệ thống cảnh báo nhanh và phân tích nguy cơ về an toàn thực phẩm tại Việt Nam. Việc xây dựng thành công hệ thống cảnh báo nhanh và phân tích nguy cơ về an toàn thực phẩm tại Việt Nam sẽ tạo lập một công cụ hữu hiệu để phát hiện sớm, cảnh báo, dự báo sự cố an toàn thực phẩm cho các cơ quan chức năng quản lý an toàn thực phẩm theo hướng hiệu quả và bền vững, góp phần chủ động bảo vệ sức khỏe con người, phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội đặc biệt trong điều kiện hội nhập và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Tuy nhiên, cho đến nay, hệ thống cảnh báo nhanh và vẫn chưa được hoàn thiện gây khó khăn trong công tác tiếp nhận, xử lý thông tin về sự cố

ATTP trên thế giới. Chính vì vậy, chúng ta rất khó khăn trong việc ngăn chặn nhập khẩu những sản phẩm thực phẩm không đảm bảo an toàn.

Bên cạnh việc xây dựng và kiện toàn hệ thống cảnh báo sớm, chúng ta cần phát huy vai trò của các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài (các thương vụ) trong việc tìm kiếm và xác minh thông tin về sự cố ATTP ở các nước sở tại nhằm đảm bảo thông tin được nhanh chóng và chính xác.

Một phần của tài liệu Quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm tại bộ công thương (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w