Các quan điểm

Một phần của tài liệu Quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm tại bộ công thương (Trang 76 - 79)

- Bộ Y tế quản lý (trừ dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dùng cho sản phẩm thuộc lĩnh vực của Bộ NNPTNT và Bộ Công

4.2.1. Các quan điểm

Trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa như hiện nay, vấn đề ATTP cũng như nhiều vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội khác không còn là vấn đề của riêng mỗi khu vực, mỗi quốc gia. Việc xây dựng chính sách, phát triển kinh tế, xã hội, nguy cơ dịch bệnh của mỗi nước đều có thể ảnh hưởng đến nhiều nước khác và phải tuân thủ các quy ước quốc tế. Theo đó, các rào cản thương mại sẽ dần được dỡ bỏ thay bằng sự công nhận, thừa nhận lẫn nhau. Như vậy, để quản lý được thị trường thực phẩm nhập khẩu, đảm bảo ATTP trong hoạt động nhập khẩu hàng thực phẩm cũng như phát triển được các sản phẩm thực phẩm trong nước đòi hỏi phải thay đổi tư duy và cách tiếp cận quản lý nhà nước về ATTP trong hoạt động nhập khẩu. Nếu không thay đổi cách tiếp cận, chúng ta sẽ liên tục phải đặt hệ thống ở tình trạng báo động, khi mà liên tục phải giải quyết các “sự cố khẩn cấp”. Bởi vậy, việc hoàn thiện chính sách quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm cần phải dựa trên những quan điểm sau:

- Xây dựng và hoàn thiện chính sách nhập khâu hàng thực phẩm nhằm thể chế hoá quan điểm của Đảng về bảo vệ và nâng cao sức khoẻ người dân, gia tăng chất lượng cuộc sống nói chung và trong lĩnh vực ATTP nói riêng.

ATTP là một trong những nội dung mà Đảng, Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm và coi đây là vấn đề có ý nghĩa lớn về kinh tế - xã hội, về sức khoẻ cộng động, bảo vệ môi trường và có ảnh hưởng lớn đến tiến trình hội nhập của Việt Nam. Do vậy, Đảng và Nhà nước ta thường xuyên chỉ đạo và đưa ra các giải pháp nhằm không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về ATTP, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Nghị quyết số 46- NQ/TW ngày 25 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới, Chỉ thị số 08-CT-TW ngày 21/10/2011 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề ATTP trong tình hình mới là những văn bản quan trọng, tiêu biểu của Đảng nhằm chỉ đạo, đưa ra những biện pháp quan trọng nhằm bảo đảm thực hiện có hiệu quả công tác ATTP trong toàn xã hội.

Đảng luôn quan tâm, chỉ đạo và thường xuyên thực hiện việc đánh giá kết quả cũng như các tồn tại của công tác bảo đảm ATTP: "công tác thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi sức khoẻ đã có đổi mới bước đầu, song chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt trong lĩnh vực y tế dự phòng, ATTP". Nguyên nhân chính của các yếu kém là do "Quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế còn nhiều bất cập, một số chính sách về y tế không còn phù hợp nhưng chậm được sửa đổi hoặc bổ sung. Một bộ phận nhân dân chưa hình thành được ý thức và thói quen tự bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ. Vệ sinh môi trường, ATTP chưa được kiểm soát chặt chẽ". Từ nhận định trên, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiệm vụ và giải pháp để phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân nói chung và lĩnh vực ATTP nói

riêng, một trong những nhiệm vụ đó là "Triển khai mạnh mẽ các biện pháp kiểm soát vệ sinh, ATTP" và "Tăng cường quản lý vệ sinh ATTP".

Như vậy, Đảng đã khẳng định rõ sự cần thiết phải tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ, có hiệu quả hơn về ATTP; từng bước hoàn thiện chính sách ATTP nói chung và quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm nói riêng. Chính vì vậy, hoạt động xây dựng và hoàn thiện chính sách quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm không được tách rời những tư tưởng chỉ đạo của Đảng về tăng cường công tác đảm bảo ATTP.

- Tổng kết kinh nghiệm, kế thừa có chọn lọc chính sách quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm hiện hành.

Việc xây dựng và hoàn thiện chính sách ATTP nói chung và chính sách quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm nói riêng phải dựa trên đánh giá từ thực tiễn thi hành chính sách pháp luật về ATTP cũng như thi hành chính sách pháp luật về quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm hiện hành để nắm được những ưu, nhược điểm và rút kinh nghiệm nhằm loại bỏ, sửa đổi những công cụ, biện pháp, quy định lạc hậu, bất cập, đồng thời kế thừa và bổ sung những biện pháp, công cụ, quy định đúng đắn, tiến bộ hơn, khả thi hơn và khoa học hơn.

- Chính sách, quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm cần được hoàn thiện theo hướng nâng cao trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành, mọi tổ chức, cá nhân trong công tác bảo đảm ATTP.

Nhằm tránh tình trạng có quá nhiều cơ quan quản lý trong chuỗi cung cấp thực phẩm nói chung và trong nhập khẩu hàng thực phẩm nói riêng, dẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, gây khó khăn trong công tác quản lý, chính sách quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm cần phải xây dựng theo hướng phân định rõ và nâng cao trách nhiệm cho từng ngành, từng cấp, từng đối tượng, tổ chức trong xã hội. Theo thông lệ chung của các nước trên thế giới

và điều kiện xã hội Việt Nam, ngành y tế là ngành phải giữ vai trò chính trong công tác quản lý ATTP nhập khẩu.

- Chính sách, pháp luật về quản lý ATTP nói chung và quản lý nhập khẩu thực phẩm nói riêng cần được hoàn thiện theo hướng đổi mới phương thức quản lý đối với sản phẩm thực phẩm và chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu dùng thực phẩm phù hợp với pháp luật quốc tế về ATTP và đáp ứng yêu cầu hội nhập.

Chúng ta cần thay đổi cách tiếp cận từ “quản lý sản phẩm” sang “quản lý quá trình”. Chúng ta đang đã thực hiện mô hình quản lý cắt ngang “chuỗi thực phẩm” thành nhiều công đoạn và kiểm soát sản phẩm của từng công đoạn đó thông qua việc ban hành các tiêu chuẩn “cho phép”. Theo cách này, chúng ta sẽ luôn bị rơi vào tình trạng “thiếu tiêu chuẩn” bởi vì có quá nhiều loại thực phẩm và các loại thực phẩm mới vẫn luôn được sáng tạo ra. Việc kiểm tra các sản phẩm cuối cùng sẽ tốn kém rất nhiều nhân lực, và luôn đưa nhà quản lý vào thế bị động (chỉ phát hiện ra sản phẩm vi phạm khi đã muộn, ví dụ trong trường hợp sữa nhiễm melamine, chỉ phát hiện ra khi hàng loạt trẻ em nhập viện do sử dụng sản phẩm, hay việc rượu nhiễm metanol ở Việt Nam chỉ được phát hiện khi hàng loạt bệnh nhân ngộ độc/tử vong...). Việc chuyển đổi sang phương thức “quản lý quá trình” sẽ giúp chúng ta chuyển đổi từ thế “bị động” thành chủ động, loại trừ hoặc giảm thiểu đến mức có thể chấp nhận được các yếu tố nguy cơ ra khỏi “chuỗi thực phẩm” ngay từ khi nó có thể hình thành nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sản phẩm cuối. Theo đó, thay việc chứng nhận sản phẩm sang “chứng nhận quy trình”, cụ thể như chứng nhận quy trình nuôi trồng; quy trình sản xuất, chế biến, quy trình bảo quản, phân phối... Thay việc ban hành các tiêu chuẩn cho phép cho từng sản phẩm, sẽ ban hành các hành vi, giới hạn cấm vi phạm. Đặc biệt, trong quản lý thực phẩm nhập khẩu, cần thực hiện theo phương pháp quản lý rủi ro.

Một phần của tài liệu Quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm tại bộ công thương (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w