Quy mô và tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng thực phẩm

Một phần của tài liệu Quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm tại bộ công thương (Trang 39 - 41)

Giai đoạn 2014-2020, nhập khẩu thực phẩm ở Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng. Năm 2014, giá trị thực phẩm nhập khẩu là 2838 triệu USD, đến năm 2019 tăng lên 6295 triệu USD, với đà tăng trưởng đó, năm 2020 dự báo nhập khẩu thực phẩm sẽ đạt khoảng 7303 triệu USD, gấp 2,57 lần năm 2014. Cùng với việc gia tăng kim ngạch, tỷ trọng nhóm hàng thực phẩm trong tổng nhập khẩu cũng tăng dần, từ 3,35% năm 2010 lên 3,80% năm 2019, dự báo năm 2020 có thể chiếm 4,19%.

Bảng 3.1. Tăng trưởng nhập khẩu thực phẩm tại Việt Nam giai đoạn 2014-2020 Năm Kim ngạch NK chung (triệu USD) NK hàng thực phẩm Tỷ trọng hàng thực phẩm trong tổng NK (%) Giá trị (triệu USD) Tăng trưởng (%) 2014 84.839 2.838 36,10 3,35 2015 106.750 3.711 30,74 3,48 2016 113.780 3.762 1,36 3,31 2017 132.033 4.565 21,35 3,46 2018 147.849 5.456 19,53 3,69 2019 165.650 6.295 15,38 3,80 2020 174.110 7.303 16,01 4,19 Tăng trưởng

bình quân 14,33%/năm 17,06%/năm - -

(Nguồn: Niên giám thống kê 2019-2020 và tính toán của tác giả)

Tăng trưởng nhập khẩu duy trì liên tục trong từ năm 2014-2020 với tốc độ tăng bình quân cả giai đoạn là 17,06%/năm, trong đó cao nhất vào năm 2014 đạt 36,10%, thấp nhất năm 2016 chỉ tăng 1,36% (chủ yếu do suy thoái

kinh tế khiến xuất nhập khẩu thế giới giảm mạnh), các năm tiếp sau duy trì ở mức trên 15%-20% . Tốc độ tăng này cao hơn so với tốc độ tăng trung bình xuất nhập khẩu (14,33%) và nhập khẩu chung của Việt Nam (12,73%) trong cùng giai đoạn. Tính trong từng năm, tốc độ tăng của nhóm hàng thực phẩm luôn cao hơn khá nhiều so với tốc độ tăng tổng kim ngạch nhập khẩu (trừ năm 2016). Nói cách khác, nhập khẩu thực phẩm tăng nhanh hơn so với hầu hết các nhóm hàng khác trong nền kinh tế.

Hình 3.1. Tốc độ tăng trưởng NK và NK thực phẩm tại Việt Nam

Đơn vị tính: %

(Nguồn: Niên giám thống kê 2019-2020 và tính toán của tác giả)

Tính trong nhóm hàng tiêu dùng nhập khẩu, thực phẩm cũng là hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2014, hàng thực phẩm chiếm gần 34% trong nhóm hàng tiêu dùng nhập khẩu, đến năm 2019 đã tăng lên 43%, dự kiến năm 2020 có thể lên 47%. Trong khi các nhóm hàng tiêu dùng nhập khẩu khác (gồm lương thực, y tế, hàng hóa khác) đều giảm tỷ trọng và có tăng trưởng khá thấp thì thực phẩm nhập khẩu đang cho thấy xu hướng tăng mạnh và chiếm tỷ trọng áp đảo trong nhóm hàng tiêu dùng.

Tăng trưởng nhập khẩu thực phẩm như vậy phù hợp với xu hướng phá triển chung của thị trường thực phẩm Việt Nam. Các nghiên cứu trong lĩnh vực thực phẩm chỉ ra rằng thị trường thực phẩm nước ta tăng trưởng khá cao

và ổn định, đóng góp quan trọng trong GDP với giá trị toàn ngành năm 2020 đạt khoảng 30 tỷ USD. Tăng trưởng của thị trường thực phẩm nói chung và thực phẩm nhập khẩu nói riêng chủ yếu từ các nguyên nhân: (i) gia tăng tiêu thụ thực phẩm bình quân đầu người do thu nhập trung bình tăng; (ii) hệ thống kênh phân phối bán lẻ với nhiều cửa hàng bán lẻ hiện đại gia tăng giúp việc mua bán dễ dàng và thuận tiện hơn; (iii) dân số trẻ, tầng lớp trung lưu và lượng khách quốc tế gia tăng nên nhu cầu thực phẩm nhập khẩu và thực phẩm có chất lượng tăng; (iv) công suất và năng lực sản xuất của các nhà chế biến thực phẩm trong nước tăng.

Một phần của tài liệu Quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm tại bộ công thương (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w