- Bộ Y tế quản lý (trừ dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dùng cho sản phẩm thuộc lĩnh vực của Bộ NNPTNT và Bộ Công
3.2.4. Kiểm tra, giám sát doanh nghiệp nhập khẩu thực phẩm
Trong quản lý nhà nước về thực phẩm nhập khẩu, ngoài việc quản lý đầu vào thông qua giấy phép và kiểm tra tại hải quan, cơ quan quản lý nhà nước còn có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về ATTP trong quá trình kinh doanh sản phẩm của doanh nghiệp, quy định xử phạt thực hiện theo Nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP với mức phạt cao nhất là 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm, đồng thời có thể áp dụng mức phạt gấp 7 lần giá trị hàng hóa vi phạm, hoặc rút giấy phép, công bố tên cơ sở vi pham... Trong giai đoạn trước năm 2018, các tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với các mặt hàng thực phẩm nói chung đều do Bộ Y tế xây dựng và ban hành. Đồng thời, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải thực hiện đăng ký công bố sản phẩm, đăng ký hợp quy, hợp chuẩn với Bộ Y tế. Tuy nhiên sau khi Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm được ban hành, theo đó phân công các Bộ (Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm thuộc lĩnh vực phân công quản lý của từng Bộ theo quy định tại Luật An toàn thực phẩm và Nghị định số 15/2018/NĐ-CP. Nghị định số 15/2018/NĐ-CP cũng quy định các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đối với hầu hết sản phẩm thực phẩm. Như vậy với việc các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện tự công bố sản phẩm đã tạo điều kiện thuận lợi rất nhiều cho doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng đặt ra vấn đề nâng trách nhiệm xã hội, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc thanh kiểm tra có thể tiến hành đột xuất khi cần thiết. Thanh tra ATTP là thanh tra chuyên ngành do ngành y tế, ngành NNPTNT và ngành Công Thương thực hiện nhằm đảm bảo doanh nghiệp thực hiện đúng các nội dung sau:
- Đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật, quy định về ATTP trong kinh doanh thực phẩm.
- Hoạt động quảng cáo, ghi nhãn sản phẩm
- Hoạt động chứng nhận hợp quy, kiểm nghiệm ATTP.
Nhìn chung, chính sách về quản lý doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm nhập khẩu đã cơ bản hoàn thiện, khắc phục tình trạng thiếu cơ chế quản lý, thiếu đồng bộ của hệ thống pháp luật trước đây. Tuy nhiên, việc phân chia quản lý theo nhóm sản phẩm dẫn đến các văn bản được ban hành khá nhiều, doanh nghiệp và cơ quan quản lý cấp địa phương phải tra cứu, tìm hiểu và đối chiếu giữa các hệ thống văn bản đối với từng lĩnh vực/ nhóm hàng.