Cơ cấu hàng thực phẩm nhập khẩu

Một phần của tài liệu Quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm tại bộ công thương (Trang 41 - 46)

Hình 3.2. Các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu chủ yếu 2014-2020

Đơn vị tính: triệu USD

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Danh mục mặt hàng thực phẩm nhập khẩu chính trong giai đoạn 2014- 2020 không có nhiều thay đổi, bao gồm các sản phẩm: thủy sản, sữa và sản phẩm từ sữa, rau quả, hạt điều (mới xuất hiện từ năm , bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc, dầu mỡ động thực vật, và các thực phẩm khác. Về giá trị nhập khẩu, các mặt hàng đều tăng với biên độ khác nhau. Tuy nhiên cơ cấu các mặt hàng lại biến động theo từng năm và không có xu hướng nổi trội cho từng sản phẩm.

Năm 2014, sữa và sản phẩm từ sữa là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch nhập khẩu thực phẩm với 25%, tương ứng 708 triệu USD, tiếp đó là dầu mỡ động thực vật với 24,6%, tương ứng 698 triệu USD. Nhưng đến năm 2020, tỷ trọng hai mặt hàng đều giảm và cơ cấu thực phẩm nhập khẩu phân bố đều hơn. Cụ thể với từng mặt hàng như sau:

- Thủy sản: Tỷ trọng hàng thủy sản trong nhóm thực phẩm đã tăng từ 11,9% năm 2014 lên 15,1% năm 2020, giá trị nhập khẩu tăng từ 337 triệu USD lên 1.106 triệu USD, tốc độ tăng trung bình đạt 21,9%/năm, thủy sản là mặt hàng trọng yếu nhất khiến kim ngạch nhập khẩu hàng thực phẩm tăng nhanh. Thủy sản nhập khẩu nhiều nhất là: tôm, cá ngừ, mực... chủ yếu là nguyên liệu phục vụ chế biến sản phẩm xuất khẩu. Nguyên nhân chính mặt hàng này tăng với tốc độ nhanh là do công suất các nhà máy chế biến thủy sản lớn tăng nhanh, trong khi do ảnh hưởng của thời tiết và dịch bệnh, diện tích và sản lượng tôm của Việt Nam chỉ tăng trung bình khoảng 5-6% năm, do đó để đảm bảo công suất chế biến và tận dụng cơ hội phát triển thị trường, hàng năm các doanh nghiệp chế biến tôm Việt Nam phải nhập khẩu một lượng lớn tôm nguyên liệu phục vụ sản xuất.

Về cơ cấu thị trường của hàng thủy sản nhập khẩu: Năm 2020, các thị trường cung cấp thủy sản lớn cho Việt Nam là Ấn Độ, Na Uy, Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, các thị trường này chiếm trên 60% kim ngạch nhập khẩu thủy sản cả nước. So với năm 2014, biến động thị trường lớn nhất là việc thị trường Ấn Độ tăng tỷ trọng từ 2,32% lên gần 25%, và thị trường Đài Loan giảm từ 16,17% xuống 8,79%.

Bảng 3.2. Cơ cấu thị trường nhập khẩu một số mặt hàng thực phẩm

Đơn vị tính: % 2014 2020 2014 2020 Thủy sản Bánh, kẹo, sp từ ngũ cốc Ấn Độ 2,32 24,99 In-đô-nê-xia 13,30 33,57 Na Uy 4,82 9,42 Thái Lan 12,96 14,78

Đài Loan 16,17 8,79 Ma-lai-xi-a 11,47 12,74

Nhật Bản 7,50 6,49 Hàn Quốc 4,44 5,48

Trung Quốc 3,03 6,42 Trung Quốc 2,37 4,54

Hàn Quốc 4,23 5,00 Phi-li-pin 15,95 4,49

Rau quả Dầu mỡ động,

Thái Lan 13,00 44,35 Ma-lai-xi-a 50,41 60,15

Trung Quốc 45,60 23,72 In-đô-nê-xia 24,45 23,08

Mỹ 10,12 9,19 Ác-hen-ti-na 8,75 4,49

Ô-xtrây-li-a 3,50 4,56 Trung Quốc 1,11 1,88

Mi-an-ma 3,57 4,52 Chi-lê 0,57 1,71

Sữa và sản

phẩm từ sữa Hạt điều

Niu Di-lân 25.66 21.71 Cốt-đi-voa - 39.47

Xin-ga-po 19.92 16.65 Cam-pu-chia - 6.91

Mỹ 12.36 8.34 In-đô-nê-xia - 6.84

Thái Lan 5.28 8.22

Ô-xtrây-li-a 3.71 6.51

(Nguồn: Tính toán từ số liệu Tổng cục Thống kê)

- Sữa và sản phẩm từ sữa: Mặt hàng sữa và sản phẩm từ sữa năm 2014 chiếm gần 25% kim ngạch nhập khẩu thực phẩm với 708 triệu USD về giá trị. Tỷ trọng này biến động qua các năm tiếp sau đến 2018 nhưng luôn duy trì mức trên 20%. Hai năm gần đây, kim ngạch và tỷ trọng mặt hàng này giảm mạnh còn 14,5% năm 2019 (tương ứng 911 triệu USD) và 11,6% năm 2020 (tương ứng 849 triệu USD). Tính chung cả giai đoạn, tốc độ tăng trưởng của mặt hàng này đạt 11,63%. Sự sụt giảm trong các năm gần đây chủ yếu do doanh nghiệp sản xuất sữa trong nước đã nỗ lực đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường ở cả mảng sữa tươi và sữa bột, chất lượng nâng cao và giá cả cạnh tranh.

Thị trường nhập khẩu sữa chủ yếu là Niu Di-lân, Singapore, Mỹ, Thái Lan và Úc, Hà Lan, Đức, Ai-len, Pháp, Balan, Malaysia…, trong đó thị trường Niu Di-lân luôn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với tỷ trọng trên 21,7% tổng kim ngạch nhập khẩu sữa cả nước năm 2020.

- Rau quả: Tỷ trọng mặt hàng rau quả trong tổng kim ngạch nhập khẩu thực phẩm năm 2014 đạt 11,91%, giảm trong các năm tiếp sau nhưng tăng lại vào năm 2020, đạt 12,66%. Giá trị nhập khẩu tăng từ 338 triệu USD lên 925 triệu USD, mức tăng trung bình cả giai đoạn là 18,27%, cao hơn mức tăng bình quân của nhóm hàng thực phẩm nhập khẩu. Nguyên nhân chủ yếu do thu nhập người dân tăng lên, và nhu cầu vói sản phẩm an toàn, chất lượng cao

ngày càng bức thiết trong bối cảnh sản phẩm rau quả trong nước chưa kiểm soát được chất lượng.

Rau quả Việt Nam nhập khẩu từ khá nhiều thị trường trên thế giới nhưng tập trung kim ngạch lớn nhất ở khu vực thị trường châu Á. Năm 2020, thị trường nhập khẩu lớn nhất là Thái Lan với kim ngạch nhập khẩu năm 2016 đạt khoảng 410 triệu USD (chiếm 44,4% tổng lượng rau quả nhập khẩu), tiếp đó là Trung Quốc chiếm 23,7%, các quốc gia khác như Mỹ, Úc, Mianmar, Niu Di- lân, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nam Phi, Malaysia… đều chiếm tỷ trọng dưới 10%. Thay đổi cơ cấu theo thị trường chủ yếu là sự hoán đổi giữa thị trường Trung Quốc và Thái Lan. Năm 2014, thị trường Trung Quốc chiếm đến 45,6% lượng rau quả nhập khẩu của Việt Nam, trong khi thị trường Thái Lan chỉ chiếm 13%. - Hạt điều: Tỷ trọng hạt điều trong tổng kim ngạch nhập khẩu thực phẩm tăng giảm không ổn định, từ 15,4% năm 2015, giảm trong các năm tiếp sau và tăng lại lên mức 18% năm 2019 và 22,7% năm 2020. Giá trị nhập khẩu tăng từ 570 triệu USD năm 2015 lên 1.658 triệu USD năm 2020, mức tăng trung bình đạt 23,8%, cao hơn mức tăng bình quân của nhóm hàng thực phẩm nhập khẩu. Nhập khẩu hạt điều tăng mạnh do xuất khẩu điều nước ta tăng. Việt Nam là nước xuất khẩu hạt điều lớn nhất thế giới, nhu cầu điều thô phục vụ xuất khẩu của Việt Nam khoảng 1,3-1,5 triệu tấn/năm, trong khi sản lượng trong nước chỉ ở mức khoảng 500 nghìn tấn, do vậy hàng năm nước ta phải nhập một lượng lớn điều thô từ nước ngoài.

Về cơ cấu thị trường nhập khẩu điều, Bờ biển Ngà (Cốt-đi-voa) tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất chiếm 39,5% tổng nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam, tăng 70% so với năm 2019. Ngoài ra, các thị trường cung ứng điều thô khác là Campuchia (114,6 triệu USD, chiếm 6,9%) và Indonesia (113,5 triệu USD, chiếm 6,8%)

- Bánh, kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc: Tỷ trọng mặt hàng bánh, kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc trong nhóm thực phẩm dù có thay đổi lên xuống nhưng xu hướng chung là giảm, từ 7,4% năm 2014 xuống 3,8% năm 2020, giá trị nhập khẩu dù tăng nhưng rất ít, từ 211 triệu USD lên 279 triệu USD, tốc độ tăng trung bình là 4,8%/năm. Cũng như mặt hàng sữa và sản phẩm từ sữa, bánh kẹo nhập khẩu tăng ít chủ yếu do sản xuất trong nước đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường với chủng loại sản phẩm đa dạng, giá cả cạnh tranh và chất lượng đảm bảo.

Về cơ cấu thị trường: Việt Nam chủ yếu nhập khẩu bánh, kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc chủ yếu từ các quốc gia Châu Á, các thị trường trọng điểm vẫn là Indonesia, Thái Lan, Malaysia với tỷ trọng thị trường năm 2020 lần lượt là 33,6%, 14,9%, 12,7%, Hàn Quốc, Trung Quốc, Philippines và các thị trường khác chiếm tỷ trọng dưới 5%. So với năm 2014, thị trường thay đổi nhiều nhất là thị trường Indonesia tăng lên (từ 13,3% lên 33,6%) và Philippines giảm xuống (16% xuống 4,5%).

- Dầu, mỡ động, thực vật: Tỷ trọng nhóm hàng này trong tổng nhập khẩu đã giảm mạnh và giảm đều qua các năm, từ 24,6% năm 2014 xuống 9,6% năm 2020, giá trị nhập khẩu không biến động nhiều, trung bình cả giai đoạn 2014- 2020 trị giá nhập khẩu khoảng 748 triệu USD/năm. Cơ cấu thị trường cũng không có nhiều thay đổi, chủ yếu từ các thị trường Malaysia (60,15%), Indonesia (23,1%), Achentina (4,5%), Trung Quốc, Chi Lê… Đây là mặt hàng ổn định nhất trong nhóm thực phẩm nhập khẩu.

Nhìn chung, giai đoạn 2014-2020, nhập khẩu thực phẩm của Việt Nam tăng trưởng cao hơn trung bình nhập khẩu các nhóm hàng khác trong nền kinh tế, trong đó nhóm hàng thủy sản; rau quả và hạt điều có mức tăng trưởng mạnh nhất. Yếu tố thúc đẩy nhập khẩu thực phẩm tăng chủ yếu do nhu cầu sản xuất hàng xuất khẩu và thu nhập, mức sống người dân tăng lên. Ngược lại, yếu

tố kéo chậm nhập khẩu thực phẩm là do sản xuất trong nước đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, những số liệu nhập khẩu chính thức này mới chỉ phản ánh một phần bức tranh thị trường thực phẩm nhập khẩu thực phẩm nước ta với 6 nhóm sản phẩm chính (trong đó 2 nhóm chủ đạo chủ yếu phục vụ xuất khẩu), trong khi các thực phẩm mà người dân tiếp xúc hàng ngày và đang gặp nhiều vấn đề về hàng giả, hàng kém chất lượng như thịt gia súc, gia cầm, thực phẩm chức năng… chưa được thể hiện trên số liệu thống kê do giá trị nhập khẩu thấp tương đối so với những sản phẩm khác.

Một phần của tài liệu Quản lý nhập khẩu hàng thực phẩm tại bộ công thương (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w