III/ Kết bài: Kết luận về nội dung, nghệ tuật đoạn thơ Liên hệ hồn cảnh sáng tác
4- 4: Phân tích 12 câu thơ: Ta đi ta nhớ những ngày Chày đêm nện cối đều đều suối xa.
đều suối xa.
“Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đĩ, đắng cay ngọt bùi Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa,chăn sui đắp cùng. Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngơ Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo Nhớ sao tiếng mỏ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa”.
Bài văn tham khảo: Mở
bài
Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại. Thơ Tố Hữu thể hiện lẽ sống, tình cảm cách mạng của con người Việt Nam hiện đại nhưng mang đậm chất dân tộc, truyền thống. Tố Hữu cĩ nhiều tập thơ với nhiều bài thơ cĩ giá trị, trong đĩ cĩ bài thơ “Việt Bắc”. Đoạn thơ sau là đoạn thơ tiêu biểu thể hiện nỗi nhớ Việt Bắc của người ra đi:
"Ta đi ta nhớ những ngày ………
Chày đêm nện cối đều đều suối xa"
Thân bài :
Phần khái quát
- Khái quát ( như đề 1)
- Đoạn thơ gồm 12 câu thuộc phần một của bài thơ.
Ýchính chính tồn đoạn thơ
Sau khi khẳng định tấm lịng trước sau như một, người ra đi nhớ về một Việt Bắc đầy ắp kỉ niệm. Đoạn thơ trên là những vần thơ đẹp của bản tình ca “Việt Bắc”. Tiếp nối mạch cảm xúc tồn bài, nỗi nhớ trào dâng trong lịng
người ra đi được thể hiện sâu sắc và cảm động giữa cán bộ kháng chiến và đồng bào Việt Bắc. Hình ảnh chiến khu càng sống động bao nhiêu càng cho thấy nỗi nhớ, tình cảm kẻ đi với người ở tươi mới bấy nhiêu. Cảnh sắc thiên nhiên, cuộc sống sinh hoạt, kỉ niệm kháng chiến lần lượt hiện hình nổi sắc chân thực.
Hai hai dịng đầu
Ở hai câu thơ đầu, người cán bộ về xuơi khẳng định:
Ta đi ta nhớ những ngày Mình đây ta đĩ, đắng cay ngọt bùi
Người về nhớ những tháng ngày ở Việt Bắc, cĩ ”mình đây ta đĩ” với
những ”đắng cay ngọt bùi”. Từ ”đây-đĩ”chỉ vị trí liền kề, cụm từ ”đắng cay
ngọt bùi” là ẩn dụ, chỉ gian khổ và niềm vui. Hai câu thơ diễn tả sự gắn bĩ mật
thiết giữa người Việt Bắc với người cách mạng, cùng chịu đựng gian khổ, cùng chia sẻ niểm vui.
Phân tích 2 dịng thơ tiếp
Hai câu tiếp là hình ảnh chân thực về đời sống kháng chiến gian nan, cực khổ:
Thương nhau chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
Hình ảnh tượng trưng: "Chia củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp
cùng" kết hợp với cách dùng từ cùng nghĩa "chia, sẻ, cùng" diễn tả được mối
tình cảm "chia ngọt sẻ bùi" giữa nhân dân Việt Bắc và cán bộ cách mạng. Biết bao tình nghĩa sâu nặng trong "củ sắn", "bát cơm", "chăn sui"... mà người cán bộ cách mạng đã chịu ơn Việt Bắc. Đây là một hình ảnh đậm đà tình giai cấp. Người Việt Bắc luơn chia sẻ khĩ khăn, thiếu thốn cùng người cách mạng: một củ sắn chia nhau bên bếp lửa đêm đơng, một bát cơm sẻ nửa và một chiếc chăn sui đắp chung. Đắng cay cùng hưởng, ngọt bùi cùng chia. Tất cả những khoảnh khắc ấy cứ sáng mãi trong lịng người ra đi, sống trong tâm trí người ở lại, ghi dấu ấn một thời khơng thể xố nhồ.
Phân tích 2 dịng thơ tiếp
Hai câu tiếp theo là hình ảnh người mẹ, kết tinh hình ảnh con người và cuộc sống kháng chiến:
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng. Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngơ
Hình ảnh chọn lọc: “Người mẹ nắng cháy lưng...” gợi người đọc liên tưởng đến sự tần tảo chắt chiu, cần cù lao động của người mẹ chiến sĩ trong kháng chiến đã đùm bọc, cưu mang cán bộ cách mạng. Đĩ cịn là hình ảnh tiêu biểu cho cái đẹp, ân tình trong cuộc sống kháng chiến khơng thể phai nhịa trong kí ức của người về xuơi. Hình ảnh mẹ Việt Bắc rất giống như hình ảnh bà mẹ Tây Nguyên trong “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”: “Mẹ thương Akay, mẹ thương bộ đội” (Nguyễn Khoa Điềm).
Phân tích 6 dịng thơ cuối
Nhớ về Việt Bắc là nhớ về cuộc sống, sinh hoạt kháng chiến một thời
khơng thể nào quên:
Nhớ sao lớp học i tờ ...
Chày đêm nện cối đều đều suối xa...
Điệp từ “nhớ” điệp trùng thể hiện nỗi nhớ dạt dào. Cĩ lẽ chẳng bao giờ cịn cĩ cảnh lớp học i tờ về đêm giữa đồng khuya như thế. Chỉ cĩ trong những năm kháng chiến gian khổ mới cĩ những cảnh sinh hoạt văn hố trong hồn
cảnh thiếu thốn mà vui tươi đến thế. Cách mạng, kháng chiến đã đem đến cho người dân khơng chỉ tự do mà cịn đem đến cho đồng bào cái chữ. Đem đến ánh sáng của tri thức đến với họ.
Nhớ Việt Bắc cịn là nhớ những âm thanh rất đặc trưng của miền rừng núi: tiếng mõ gọi trâu về trong rừng chiều, tiếng chày giã gạo đêm đêm ngồi suối xa. Cùng hàng loạt những hình ảnh, âm thanh thân quen: tiếng mõ rừng
chiều, chày đêm nện cối, tiếng suối xa… âm thanh thiên nhiên gợi hồn núi rừng Việt Bắc - âm thanh cuộc sống bình dị, ấm áp mà vui tươi. Đoạn thơ đối ý, nêu bật tinh thần lạc quan yêu đời của cán bộ, chiến sĩ cách mạng dù cuộc sống cịn rất gian khổ, khĩ khăn :
"Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo"
Trong gian khổ thiếu thốn, những con người kháng chiến vẫn cất cao lời ca tiếng hát lạc quan yêu đời, tin tưởng vào ngày mai chiến thắng. Nhớ cuộc sống sinh hoạt đời thường ở chiến khu Việt Bắc, những con người kháng chiến cịn nhớ cả nhịp sống thân quen, bình dị của một cuộc sống bận rộn sớm khuya vất vả, nhớ cả những âm thanh rất đặc trưng mà chỉ ở núi rừng chiến khu mới cĩ .
Nhận xét
Bức tranh Việt Bắc hiện lên qua nỗi nhớ của chủ thể trữ tình; trong hồi niệm cĩ ba mảng thống nhất và hịa nhập vào nhau: nỗi nhớ thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc – nỗi nhớ con người, cuộc sống ở Việt Bắc – những kỉ niệm về cuộc kháng chiến gian khổ mà chan chứa nghĩa tình. Giọng thơ tâm
tình, ngọt ngào, tha thiết, điệp từ “nhớ”, điệp ngữ: nhớ sao…nhớ người… trùng điệp, cùng cách ngắt nhịp của câu thơ lục bát tạo nên nét nhạc thơ thật đằm thắm, những hình ảnh chân thực, bình dị mà giàu sức gợi cảm… đã thể hiện sâu sắc nỗi nhớ, chính là tình cảm sâu nặng của người cách mạng với thiên nhiên và con người Việt Bắc.
Kết bài
Tĩm lại, bằng nhiều biện pháp nghệ thuật, đoạn thơ diễn tả tình cảm sâu nặng, thuỷ chung của người cán bộ kháng chiến với con người Việt Bắc. Đồng thời, đoạn thơ diễn tả sâu sắc nỗi nhớ của người cán bộ cách mạng khi phải rời xa Việt Bắc. Qua nỗi nhớ của người cán bộ, thấy hiện lên hình ảnh của thiên nhiên Việt Bắc cĩ cảnh vật phong phú, cĩ vẻ đẹp thơ mộng, người Việt Bắc gắn bĩ, sẻ chia những khĩ khăn thiếu thốn với cách mạng. Qua đĩ, tác giả ca ngợi thiên nhiên Việt Bắc tươi đẹp, con người Việt Bắc cĩ phẩm chất cao quý và cũng thấy được tình cảm cách mạng cao đẹp của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.