Mục, và lấy thái độ “quảng đại” đón nhận và lưu truyền sự sống để chống lại trào lưu đang phổ biến chống lại sự sống, Kế Hoạch Đời Sống Tông Đồ đã phát biểu như sau về khía cạnh thứ hai này của sứ mạng và về bổn phận đạo đức của những người CTV Salêdiêng đã kết hôn: “những người cộng tác với tình yêu của Thiên Chúa Đấng Tạo Hoá”và “những nhà giáo dục đầu tiên và chính yếu cho con cái họ.”
Những nhà giáo dục đầu tiên và chính yếu cho con cái
“Chắc chắn một trong những thách thức chính đặt ra cho các gia đình hôm nay là việc nuôi dạy con cái; thách thức này lại càng khó khăn và phức tạp do nền văn hoá ngày nay và ảnh hưởng to lớn của các phương tiện truyền thông.” (THĐGM số 66). Chăm lo cho sự phát triển của con cái bằng lời nói và gương sáng là trách nhiệm đầu tiên và lớn nhất của bậc cha mẹ. Về phương diện này, một khái niệm cơ bản phải được lưu ý và cắt nghĩa: Tình hình hiện nay của nhiều nước mang nét đặc trưng của một chủ nghĩa đa nguyên về xã hội và văn hoá―tại trường học, nơi làm việc, trong xã hội, và qua các phương tiện đại chúng, người ta đưa ra rất nhiều những ý tưởng, những mẫu ứng xử và phong cách sống không chỉ khác nhau nhưng thường đối chọi nhau. Sự nổi dậy của các trào lưu này khiến cho vai trò truyền thống của các cha mẹ gặp khủng hoảng và đòi hỏi một sự thay đổi sâu xa.
Để là những người truyền đạt chân chính về các giá trị nhân bản và Kitô giáo, các cặp vợ chồng phải hành động sao cho gia đình họ trở thành nơi ưu tiên để tình trạng đa nguyên nói trên về các ý tưởng, các mẫu ứng xử, các ý kiến và các cách đánh giá được biết đến, được nhìn nhận, thảo luận, đón nhận một cách có phê phán và tích hợp một số vào đời sống của họ sau khi đã suy nghĩ, phân tích và phê phán qua việc trao đổi thành thật và liên tục giữa cha mẹ và con cái; nói khác đi, vai trò của cha mẹ ngày nay là đào luyện thế nào để con cái họ có khả năng biết đánh giá một cách có phê phán các hình thức khác nhau của sự thao túng văn hoá-xã hội khiến chúng có thể rơi vào nguy hiểm, và để chúng biết tạo ra những giá trị mới theo hướng đã vạch ra ở trên.
Trong bối cảnh này, phải nhấn mạnh tầm quan trọng của những điểm sau đây:
– việc dạy giáo lý cho các thiếu nhi và thiếu niên được thực hiện theo các chỉ dẫn của Đức Thánh Cha và các Đức Giám Mục và các dựa theo các kinh nghiệm có giá trị hiện nay về việc dạy giáo lý trong gia đình;
– việc giáo dục giới tính thích hợp, như được yêu cầu và khuyến khích trong các hướng dẫn chính xác củ các văn kiện của Công Đồng và giáo hoàng; và
– giáo dục chiều kích xã hội của đời sống.
Khi nói về nhiệm vụ giáo dục được thực hiện bởi người CTV Salêdiêng, Kế Hoạch Đời Sống Tông Đồ nhắc nhở chúng ta rằng nó được thực hiện theo khoa sư phạm lòng nhân hậu, đặc trưng của Hệ Thống Dự Phòng.
C. Họ lưu tâm tới Học Thuyết Xã Hội của Hội Thánh và các phương tiện truyền thông xã hội hội
Quan điểm được khai triển trong Học Thuyết Xã Hội của Hội Thánh là quan điểm của một khoa nhân học Kitô giáo, với cái nhìn về phẩm giá và đời sống con người trong quan hệ với các thành viên khác của xã hội. Nhân vị tạo thành trục xoay của toàn thể suy tư về giáo dục xã hội, và được coi là tâm điểm của xã hội do phẩm giá ưu việt và không thể chuyển nhượng. Phẩm giá này của con người được đặt trên cơ sở là con người được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa và giống với Thiên Chúa (St 1:26-27). Chúng ta có thể nói rằng ở
42
điểm này, mặc khải của Thiên Chúa trong Kinh Thánh bắt gặp những suy tư của lý trí con người trong việc khẳng định giá trị và phẩm giá của con người.
Con người “luôn luôn là một giá trị tự thân” và không thể bị sử dụng như một công cụ hay bị đối xử như một đồ vật, dù là nhân danh một Nhà Nước, một tổ chức, hay một đảng phái chính trị nào... Trên thực tế, con người trong tính cá thể của mình không phải là một con số hay một mắt xích trong một sợi xích; cũng không phải là một cái răng trong một cái bánh răng. Con người giữ vị trí tối thượng trên Nhà Nước và xã hội. Đây là một quyền tự tại của con người, và vì thế thậm chí là nền tảng của quyền; do đó, không phải Nhà Nước với thái độ phụ mẫu và “nhân từ” trao ban các quyền này cho con người hay quyết định từ chối các quyền này. Đúng hơn, Nhà Nước có nhiệm vụ bảo vệ, cổ vũ và nâng đỡ sự phát triển các quyền tự nhiên của mọi người, không có bất cứ sự kỳ thị nào, vì bất cứ sự kỳ thị nào cũng là một sự bất công hoàn toàn không thể chấp nhận được vì nó làm hoen ố phẩm giá con người.