TỔ CHỨC CỦA HIỆP HỘ

Một phần của tài liệu 03.1. CTV Progetto - Commentario - VN 2016 Print (Trang 127 - 130)

C. Các bổn phận

TỔ CHỨC CỦA HIỆP HỘ

“Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên hình vạn trạng của Thiên Chúa.”

(1 P 4:10)

Như Đức Giêsu, ai muốn làm lớn… thì phải làm đầy tớ mọi người

Hai người con ông Dêbêđê là Giacôbê và Gioan đến gần Ðức Giêsu và nói: "Thưa Thầy, chúng con muốn Thầy thực hiện cho chúng con điều chúng con sắp xin đây". Người hỏi: "Các anh muốn Thầy thực hiện cho các anh điều gì?" Các ông thưa: "Xin cho hai anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang". Ðức Giêsu bảo: "Các anh không biết các anh xin gì! Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống, hay chịu được phép rửa Thầy sắp chịu không?" Các ông đáp: "Thưa được." Ðức Giêsu bảo: "Chén Thầy uống, anh em cũng sẽ uống, hay chịu được phép rửa Thầy sắp chịu không?" Các ông đáp: "Thưa được". Ðức Giêsu bảo: "Chén Thầy uống, anh em cũng sẽ uống; phép rửa Thầy chịu, anh em cũng sẽ chịu. Còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Thiên Chúa đã dọn sẵn cho ai thì kẻ ấy được". Nghe vậy, mười môn đệ kia đâm ra tức tối với ông Giacôbê và ông Gioan. Ðức Giêsu gọi các ông lại và nói: "Anh em biết: những người được coi là thủ lãnh các dân thì áp đặt trên họ quyền bá chủ, những người làm lớn thì áp đặt trên họ quyền hành của mình. Nhưng giữa anh em thì không phải như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em; ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người. Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người." (Mc 10:35-45)

Ông Gioan―không chỉ là một tông đồ bình thường, mà còn là tông đồ được Chúa Giêsu yêu nhất, gần Chúa nhất, giàu trực giác nhất―đã xin cho mình và anh trai mình được những chỗ cao nhất. Cả nhóm mười môn đệ còn lại lập tức phản đối, đồng loạt ganh tị với hai anh em này. Cứ như thể những lời Đức Giêsu dạy họ từ trước đến giờ đều bị rơi vào khoảng không: “Các anh

121

không biết các anh xin gì!” Các anh không biết mình đã phá đổ bức tường bảo vệ bằng lòng tham danh vọng này. Các anh không hiểu cái sức mạnh đen tối sinh ra từ sự say mê quyền lực này, trái tim phát sinh từ cái khát vọng ấy trở nên nghèo nàn như thế nào đâu!

Và đây là những lời Đức Giêsu dùng để cho thấy sự khác biệt của người Kitô hữu: “Giữa anh em thì không phải như vậy.” Những người làm lớn trên thế giới thì thống trị những người khác… Giữa anh em thì không phải như vậy! Họ nghĩ cần phải cai trị bằng sức mạnh… Giữa anh em thì không như thế! Ai muốn làm lớn giữa anh em… Con người vốn có ước muốn làm lớn: không cảm thấy thoả mãn, “phải hơn một chút,” lòng không bao giờ yên. Đức Giêsu không lên án tất cả những thứ ấy. Ngài không muốn những người nam người nữ trong Nước của Ngài cảm thấy không thoả mãn, không thể hiện được mình, mờ nhạt, nhưng Ngài muốn họ được thể hiện hoàn toàn, trung thực, cao thượng, mạnh dạn, và tự do.

Thánh thiện không phải là một đam mê bị dập tắt nhưng là một đam mê được hoán cải. Bất cứ ai muốn làm lớn phải là một đầy tớ. Sự hoán cải là biến đổi từ “người thứ nhất” thành “người đầy tớ.” Đây không phải là điều dễ dàng vì chúng ta sợ rằng hành vi phục vụ là kẻ thù của hạnh phúc và nó đòi hỏi rất nhiều can đảm mà chúng ta rất thiếu và nó là định nghĩa khó, rất khó, về tình yêu. Thế nhưng từ “đầy tớ” là tên gọi gây ngạc nhiên nhất mà Đức Giêsu dùng để áp dụng vào chính mình Ngài: “Tôi đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng để phục vụ người ta.” Những lời này làm chúng ta chóng mặt: khi ấy “đầy tớ” là tên gọi của Thiên Chúa; Thiên Chúa là đầy tớ của tôi!

Mọi ý tưởng cũ về Thiên Chúa bị vỡ vụn: Thiên Chúa không phải là Ông Chủ của Vũ Trụ, Chúa các chúa, Vua các vua. Ngài là Đầy Tớ của mọi người. Ngài không chà đạp thế giới dưới chân Ngài; Ngài quì gối xuống dưới chân các thụ tạo của Ngài. Ngài không có ngai; trái lại, Ngài quấn quanh mình một cái khăn. Loài người sẽ ra sao nếu mỗi người chúng ta chứng tỏ cho nhau sự chăm sóc và quan tâm khiêm nhường và tích cực của Thiên Chúa? Nếu mỗi người chúng ta sẽ quì gối xuống―không phải trước những kẻ quyền thế―nhưng trước những kẻ “bé mọn nhất”?

Chúng ta vẫn chưa nghĩ đủ về ý nghĩa của việc có Thiên Chúa làm đầy tớ của chúng ta. Các ông chủ tạo sự sợ hãi; đầy tớ thì không. Đức Kitô giải phóng chúng ta khỏi sự sợ hãi lớn nhất: sợ Thiên Chúa. Ông chủ thì xét xử và trừng phạt, đầy tớ thì không bao giờ; Đức Kitô không bẻ gẫy cây lau bị giập nát, nhưng Ngài cột nó lại như thể một quả tim bị thương tích. Ngài không dập tắt tim đèn còn khói, nhưng thổi nó lên để nó bùng cháy trở lại. Thiên Chúa không đòi hỏi chúng ta đã phải sáng ngời rồi; Ngài làm việc nơi chúng ta để chúng ta trở nên sáng ngời. Nếu Thiên Chúa là đầy tớ của chúng ta, thì ai là ông chủ? Người Kitô hữu không có ông chủ, nhưng họ là đầy tớ trong mọi mảnh của cuộc đời. Và họ làm đầy tớ không phải vì hèn nhát nhưng như là một sự dũng cảm kỳ diệu―sự dũng cảm của Thiên Chúa nơi chúng ta―của Thiên Chúa Đấng là tất cả trong tất cả. Sự hiểu biết không đúng, cục bộ về Đức Kitô là một sự méo mó của khoa giáo hội học. Lời nhắc nhở của Đức Giêsu về Chén Thánh mà Ngài phải uống và sự dìm mình mà Ngài phải chịu, nghĩa là, cái chết đẫm máu đang chờ Ngài, sửa sai cho sự hiểu biết của các môn đệ về Ngài nhưng cũng nhắc nhở chúng ta rằng Hội Thánh lấy được sự sống từ việc Hội Thánh được cấy ghép vào sự chết ban sự sống của Đức Kitô, nhờ Phép Rửa và Thánh Thể. Đây là một sự cấy ghép tạo cho một người một hình dạng khác so với các tổ chức trần gian: không phải quyền lực nhưng sự phục vụ mới là cái lôgic nội tại của nó. Từ Đức Giêsu đầy tớ phát sinh Hội Thánh đầy tớ.

Sáng kiến của hai anh em tông đồ gây xung đột trong cộng đoàn: “Nghe vậy, mười môn đệ kia đâm ra tức tối với ông Giacôbê và ông Gioan.” (Mc 10:41). Sự tranh giành và thói giáo sĩ trị đã có mặt trong Nhóm Mười Hai―đến độ Đức Giêsu phải gọi họ lại và dạy họ về cái lôgic phải

122

có trong các cộng đoàn Kitô, đối chọi với cái lôgic thịnh hành giữa những kẻ quyền thế ở trần gian. “Giữa anh em thì không phải như vậy”: Câu nói này của Đức Giêsu đặt trước mắt chúng ta một tiêu chí phân biệt Hội Thánh với cái gì “không là Hội Thánh.”

Chứng tá đầu tiên mà Hội Thánh cống hiến hệ tại cơ cấu nội bộ của Hội Thánh, trong việc tổ chức các cơ cấu quyền bính và cách thi hành quyền bính, nó phải hợp với những gì Đức Giêsu đã sống và đòi hỏi nơi các môn đệ Ngài. Lời Đức Giêsu kết án cái lôgic của các thế lực người đời, nhưng trên hết, nó được nhắm tới Hội Thánh: sự cám dỗ muốn rập theo thói đời. Đức Giêsu chống lại điều này bằng sự khác biệt của người Kitô hữu: đặt nền trên việc mọi người làm đầy tớ cho nhau.

Nếu Hội Thánh là chứng nhân cho Đức Kitô Tôi Tớ trong suốt lịch sử từ Thập Giá tới ngày Quang Lâm, thì hình dạng của Hội Thánh chứng tỏ rằng Hội Thánh không phải là một cộng đoàn đơn điệu hay một cộng đoàn bị nô lệ. Và vì thế, có thể dùng một câu nói cô đọng: Hội Thánh không phải là một Nhà Nước: “giữa anh em thì không phải như thế.” Trái lại, theo những lời rất đẹp của Hồng Y Carlo Maria Martini, Hội Thánh là “communità alternativa,” một cộng đoàn loại khác, hay như Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô VI nói, là “serva dell’umanità,” đầy tớ của nhân loại.

Từ khoá trong chương này là “phục vụ.” Toàn thể cơ cấu và các cấp quản trị và sinh động hoá khác nhau là để phục vụ các thành viên của Hiệp Hội.

Khi đọc chương này, ta phải chú ý không đặt các khía cạnh pháp lý-giáo luật ở cùng một bình diện với các khía cạnh thuần tuý tổ chức-kỹ thuật. Các khía cạnh trước đưa chúng ta trở về với các qui tắc của Hội Thánh xác định mục đích, bản chất, thành phần, và việc thiết lập tổ chức và các cơ quan của tổ chức. Còn các khía cạnh sau thường liên quan đến các thể thức, thời gian, và các hình thức để đạt mục tiêu này.

Chương này đi theo một đường từ dưới lên trên, bắt đầu với thực tại nền tảng―Trung Tâm―và kết thúc với Hội Đồng Thế Giới.

123

Điều 33. Các lý do của Tổ Chức này

Được kêu gọi sống Ơn Gọi tông đồ của mình trong xã hội và trong Hội Thánh, các CTV Salêdiêng có một cơ cấu tổ chức thích hợp. Hiệp Hội mà họ là thành viên là phương tiện để sống sứ mạng và sự hiệp thông theo Kế Hoạch Đời Sống Tông Đồ này.

DIỄN GIẢI Các chủ đề chính Các chủ đề chính

1. Tinh thần và mục đích của tổ chức này

2. Khía cạnh tổ chức trong ánh sáng của Huấn Quyền Hội Thánh 3. Các nguyên tắc chi phối các khía cạnh tổ chức của Hiệp Hội

Các ý tưởng nòng cốt

Là một con người nhiệt thành và có óc thực tế quan tâm tới việc kết hợp một cách hợp lý các lực lượng hoạt động cho sự thiện và tìm kiếm sự hiệu quả, Don Bosco ngay từ đầu đã muốn các CTV tạo thành một Hiệp Hội “có tổ chức.” Với đầu óc bén nhậy và tinh thần thực tiễn, ngài đã phác hoạ cơ cấu hạ tầng chính cho tổ chức của ngài: các điều này được mô tả trong Chương V của bộ Qui Luật năm 1876.

Ngài muốn tổ chức ấy phải thích hợp cho nhiều thực tại địa phương khác nhau và phải phục vụ các Hội Thánh địa phương. Tuy nhiên ngài cũng ý thức rằng một tổ chức ở cấp quốc tế là điều quan trọng cho Hội Thánh phổ quát, vì thế thông qua Tu Hội của ngài lúc ấy đã đang hoạt động tại các quốc gia khác nhau, ngài đã cống hiến cho các CTV cùng một phạm vi quốc tế và một tổ chức rộng hơn tổ chức của một nhóm địa phương. Một tổ chức như thế đã được thiết lập, về cơ bản, bởi các Trưởng Nhóm địa phương hay bởi các giám đốc Salêdiêng làm đại diện ở cấp địa phương cho một Bề Trên cấp trung ương; nghĩa là đại diện cho chính Don Bosco.

Ở đây chúng ta không có ý tái dựng lại lịch sử của Hiệp Hội với tất cả những biến thể về cấu trúc như đã diễn ra từ thời kỳ này sang thời kỳ khác. Bản Kế Hoạch Đời Sống Tông Đồ này chỉ giới hạn vào việc mô tả tinh thần và mục đích của tổ chức hiện hành và và sự định dạng của nó.

Một phần của tài liệu 03.1. CTV Progetto - Commentario - VN 2016 Print (Trang 127 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)