nhờ một sự tương tác sâu xa và sinh động. Thông qua các Uỷ Viên của mình, Tu Hội FMA sinh động hoá các Trung Tâm được thiết lập gần các công cuộc của họ, theo cách hoàn toàn tương tự với cách của các Uỷ Viên SDB. Trên cơ sở này, Tu Hội Con Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo Hữu trực tiếp đi vào đời sống và sinh hoạt của nhiều Trung Tâm và tổ chức của Hiệp Hội ở các cấp khác nhau, thông qua sự tham dự của các Uỷ Viên của họ.
Từ năm 1953, các chị FMA đã trực tiếp sinh động hoá các Trung Tâm CTV Salêdiêng. Mối tương quan giữa các Uỷ Viên SDB và các Uỷ Viên FMA được hướng dẫn bởi tinh thần huynh đệ Salêdiêng và bởi các qui tắc chứa đựng trong Kế Hoạch Đời Sống Tông Đồ. Bắt đầu từ năm 1970, đã có một bản thoả thuận qui định mối tương quan giữa các Uỷ Viên SDB và FMA trong việc sinh động hoá Hiệp Hội CTV. Từ 2007 trở đi, Hiệp Hội này đã có một thoả thuận với các Uỷ Viên SDB và FMA thông qua Cha Bề Trên Cả, và ngài đã uỷ quyền cho Bề Trên Tổng Quyền của Tu Hội FMA về các thể thức cung cấp việc phục vụ sinh động hoá của họ trong Hiệp Hội.
Các điều khoản của thoả thuận này đề cập đến các vấn đề sau: nhiệm vụ hai Tu Hội phải giữ, liên quan đến các trách nhiệm của họ, Kế Hoạch Đời Sống Tông Đồcủa Hiệp Hội; đời sống của các Trung Tâm; việc sáp nhập hay giải thể các Trung Tâm; sự hiểu biết và hợp tác giữa các Trung Tâm gần nhau; và tư cách thuộc về các Tình hay Nhóm Tỉnh liên hệ. Về các Uỷ Viên: việc bổ nhiệm các Uỷ Viên; mối tương quan giữa họ với các Trung Tâm và các Hội Đồng; việc bổ nhiệm các Uỷ Viên SDB và FMA vào Hội Đồng Thế Giới và vào SEM (Văn Phòng Tổng Thư Ký) – từ phía Cha Bề Trên Cả khi liên quan đến các hội viên SDB và từ phía Mẹ Bề Trên Tổng Quyền khi liên quan đến các chị FMA; và thẩm quyền của Cha Bề Trên Cả và của Mẹ Bề Trên Tổng Quyền trong việc cắt nghĩa điều khoản liên quan đến các Uỷ Viên.
102
Điều 26. Việc phục vụ tông đồ của các Uỷ Viên
§1. Trong Hiệp Hội, các Uỷ Viên ở bất kỳ cấp nào cũng đều là thành viên đương nhiên trong Ban Cố Vấn của cấp ấy và có quyền bỏ phiếu; họ bảo đảm “mối dây hiệp nhất chắc chắn và vững bền” với tinh thần Salêdiêng, và chia sẻ kinh nghiệm thiêng liêng và đặc sủng của Đấng Sáng Lập.
Trong sự trung thành sáng tạo đối với Don Bosco, họ cống hiến phần đóng góp chuyên biệt của họ, kể cả tham gia nhiệm vụ làm các quyết định trong Hiệp Hội.
§2. Họ sinh động hoá các Cố Vấn trong các trách nhiệm và ủng hộ tính tự chủ về mặt tổ chức trong sự hiệp thông với Tu Hội Salêdiêng và Tu Hội Con Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo Hữu.
§3. Họ phục vụ trong việc hướng dẫn thiêng liêng, giáo dục và mục vụ để nâng đỡ một hoạt động tông đồ hiệu quả hơn của các CTV Salêdiêng trong khu vực của họ.41
DIỄN GIẢI Các chủ đề chính Các chủ đề chính
1. Họ là ai
2. Vai trò của các Uỷ Viên SDB và FMA 3. Các lãnh đạo ở các cấp khác nhau
Các ý tưởng nòng cốt
A. Các Uỷ Viên là những hội viên của Tu Hội Salêdiêng và Tu Hội Con Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo Hữu. Họ là thành phần của Hội Đồng, làm việc chung và có trách nhiệm, với một nhiệm vụ Giáo Hữu. Họ là thành phần của Hội Đồng, làm việc chung và có trách nhiệm, với một nhiệm vụ cụ thể: đào luyện Salêdiêng cho các Cộng Tác Viên. Vì thế, theo các qui tắc của Vaticanô II, Uỷ Viên phải: được đào tạo cho công việc này; trung thành với giáo huấn và tinh thần của Hội Thánh; có khả năng vun trồng đời sống thiêng liêng của giáo dân và tinh thần tông đồ của họ; có khả năng tư vấn khôn ngoan cho giáo dân, giúp đỡ họ trong các công cuộc tông đồ của họ và khích lệ các sáng kiến của họ; biết đối thoại với họ để giúp cho hoạt động tông đồ của họ đạt hiệu quả; và là những người biết trân trọng các công cuộc tông đồ của giáo dân và cổ vũ các công cuộc này. Đặc biệt khuyên các tu sĩ hiến thân với một tinh thần luôn sẵn sàng và cổ vũ các công cuộc của giáo dân theo tinh thần và các qui tắc riêng của họ.
103
B. Các Uỷ Viên được kêu gọi kích thích sức sống trong Hiệp Hội. Họ làm việc này bằng cách nhắc nhở các CTV chú ý tới: nhắc nhở các CTV chú ý tới:
– bản chất và mục đích của Nhóm trong tư cách là một Nhóm của Hội Thánh;
– các lý do để thuộc về Hiệp Hội, chia sẻ trách nhiệm, và các nhiệm vụ chuyên biệt của mỗi vai trò khác nhau;
– phong cách quản trị riêng; – tính trung thực Salêdiêng;
– dấn thân và nhiệm vụ tông đồ; và
– sống linh đạo Da mihi animas, coetera tolle.
Ưu tiên của công việc sinh động hoá là giúp cả cá nhân người CTV và nhóm lớn lên trong ơn gọi của họ. Nhưng trên hết, các Uỷ Viên phải ý thức rằng hành động sinh động hoá của họ có mục đích làm cho các CTV – trước hết là các lãnh đạo–“lớn lên”, bằng cách giúp họ khám phá ra các khả năng của họ và sử dụng chúng để phục vụ người khác.
Ngoài ra, các Uỷ Viên là sợi dây hiệp thông kết nối giữa Cộng Đoàn tu sĩ và các CTV Salêdiêng. Nhiều khó khăn xảy ra giữa các CTV và các tu sĩ là do thiếu sự trao đổi, dẫn đến tình trạng không thoải mái với nhau. Uỷ Viên tạo điều kiện để có các mối tương quan huynh đệ và tông đồ giữa Cộng Đoàn tu sĩ và Hiệp Hội.
Đồng trách nhiệm về việc đào luyện tông đồ Salêdiêng
Uỷ Viên được định nghĩa là đào luyện viên trong các khía cạnh Salêdiêng và tông đồ. “Đào luyện viên” là thuật ngữ thích hợp nhất đối với chức năng của họ. Họ là một người linh hướng, người hướng dẫn cầu nguyên, và người hướng đạo trong công việc tông đồ. Họ phải là một chuyên gia trong các lãnh vực sau đây, và chăm sóc các lãnh vực này trong tinh thần đồng trách nhiệm với Hội Đồng và với vị Cộng Tác Viên đặc trách đào luyện:
– sự đào luyện nhân bản của các CTV;
– sự đào luyện Kitô giáo và đào luyện Hội Thánh của họ; và – sự đào luyện Salêdiêng của họ.
Don Bosco muốn Hiệp Hội phải nổi bật về đức ái hoạt động―mà tâm điểm là Da mihi animas, coetera tolle―trong một sự dấn thân không mỏi mệt cho phần rỗi của giới trẻ và trong việc tìm kiếm tính nội tâm tông đồ. Sự hiện diện của Uỷ Viên phải bảo đảm tính Salêdiêng và sự dấn thân tông đồ của cá nhân CTV và của Hiệp Hội. Họ không chỉ thi hành nhiệm vụ vào những lúc đào luyện chuyên biệt chính thức (vd., những lúc linh hướng và hội họp lên kế hoạch) nhưng cả trong bầu khí huynh đệ tin cậy lẫn nhau và trong các hoàn cảnh bên ngoài của đời sống cầu nguyện và hiệp thông.
Các Uỷ Viên cấp tỉnh và thế giới―và các Uỷ Viên tu sĩ [SDB và FMA]―có nhiệm vụ giúp đỡ và sinh động hoá việc phục vụ đào luyện của các Uỷ Viên khác. Các Uỷ Viên, trong tư cách thành viên các Hội Đồng các cấp, tham dự vào việc lấy các quyết định và góp phần mình vào tiến trình phân định. Bổn phận hiện diện tại các phiên họp của Hội Đồng bắt nguồn từ lý do này, chứ không phải vì đó là nhiệm vụ riêng của Điều Phối Viên và Hội Đồng hay của vị chủ toạ
104
phiên họp. Ngoài ra, các Uỷ Viên tỉnh và thế giới thăm viếng các Trung Tâm CTV thuộc quyền của họ, đặc biệt để chăm lo cho hành trình đào luyện của các trung tâm này.