C. Điều luật này khơi dậy một quan điểm cần được đào sâu, đó là quan điểm đã được đề nghị bởi Công Đồng Vaticanô II trong Hiến Chế Gaudium et Spes, số 75:
A. Tình thương mến Salêdiêng biểu thị một thái độ nhân ái cả bên trong lẫn bên ngoài và là đặc trưng cho các mối quan hệ của người CTV Salêdiêng, không chỉ với giới trẻ, nhưng với mọ
trưng cho các mối quan hệ của người CTV Salêdiêng, không chỉ với giới trẻ, nhưng với mọi người: anh chị em, bạn bè, đồng nghiệp, những người họ tiếp xúc vào những giờ rảnh rỗi, các tu sĩ SDB và FMA, và những người họ gặp khi này hay khi khác. Trong một mối quan hệ giáo dục hiệu quả, tình thương mến đáp ứng được nhu cầu thâm sâu của giới trẻ là chúng không chỉ được yêu thương mà còn biết rằng chúng được yêu thương; đây là một phong cách quan hệ đặc biệt của tình thương, “muốn điều tốt,” “muốn lợi ích cho người khác”―nó đánh thức các năng lượng của con tim nơi người trẻ và làm các em trưởng thành tới mức tự hiến hoàn toàn.
Tình thương mến được Don Bosco đưa vào Nguyện Xà đầu tiên của ngài tại Valdocco. Nó là một phong cách yêu thương huynh đệ tràn trề: mỗi người nhìn người khác như là anh em chị em mình, chấp nhận họ một cách cởi mở, vui tươi và sẵn sàng chia sẻ đời sống. Sở dĩ như vậy là vì có “sự ý thức về nhân vị” và mỗi người được nhìn như là hình ảnh của Thiên Chúa. Bằng cách này, một người được yêu thương vì bản thân người ấy, giống như Đức Kitô Mục Tử Nhân Hậu nhận ra các con chiên của mình và gọi tên từng con một, không có sự phân biệt kỳ thị. Mỗi người là một vũ trụ, một Mầu Nhiệm, và một người anh chị em mà Đức Kitô đã tự hi sinh chính mình vì họ.
Niềm vui là một nét đặc trưng không thể lầm lẫn của tinh thần Salêdiêng. Niềm vui Salêdiêng không được định nghĩa như là “có tính khôi hài” hay “ồn ào,” “náo động”; đúng hơn, niềm vui này là một thực tại sâu xa mà người CTV Salêdiêng liên tục “nuôi dưỡng nơi mình”.
81
Nó là một trạng thái tinh thần của một người có đức tin sống động, đặt cuộc đời và các lo lắng của mình trong tay một người Cha nhân từ vô hạn. Họ ý thức rằng ơn gọi của họ là một lời mời gọi đi đến sự tự hiến hoàn toàn và không vị kỷ. Do đó niềm vui Salêdiêng là một niềm vui thanh thản bắt nguồn từ sự kết hợp với Đấng Phục Sinh. Nó là một niềm vui không chấp nhận xung đột. Nó được biểu hiện nơi khuôn mặt và các cử chỉ dễ thương của một người. Nó được nuôi dưỡng bằng và trong sự hiện diện của Chúa bởi vì niềm vui Salêdiêng là một hoa quả của đời sống Ân Sủng.
Người CTV Salêdiêng sống cởi mở và thân thiện, sẵn sàng “đi bước trước” và luôn luôn tiếp đón người khác với lòng nhân hậu, kính trọng và kiên nhẫn. Họ ý thức mình là những người nam người nữ được kêu gọi để tạo những mối quan hệ. Một tông đồ của Đức Kitô đã nhận được từ Cha sứ mạng loan báo Tin Mừng cho thế giới thì không được sống như một vị ẩn sĩ. Hơn nữa, họ biết cách đến gần người khác cũng như tiếp đón người khác đến với mình và đi bước trước để gặp gỡ những người có tính nhút nhát hay sợ hãi, hay những người có tính e dè muốn giữ khoảng cách vì sự kính trọng quá đáng. Họ biết cách thu hẹp khoảng cách, đến gần người khác bằng sự đồng cảm, “từ trên bục giảng bước xuống” và “trở nên bé mọn với những người bé mọn.” Vì vậy, nếu người khác là người chủ động đến với họ, họ luôn luôn mở rộng vòng tay đón tiếp người ấy, đưa người ấy vào trong lòng mình, lắng nghe với sự thông cảm và quan tâm tới các mối lo lắng của người ấy. Tất cả các hành vi này diễn ra với một thái độ nhân hậu muốn tìm điều tốt cho người khác, với sự quí mến và tôn trọng phẩm giá mỗi người, và với sự kiên nhẫn cũng chính là tình thương vững bền.
B. Tinh thần Salêdiêng là một “tinh thần gia đình”: nó làm cho ai nấy cảm thấy “như ở nhà mình,” “thoải mái,” và đồng thời, có trách nhiệm về lợi ích chung. Tinh thần gia đình là một phong cách được đặc trưng bởi sự tin cậy lẫn nhau được biểu hiện chủ yếu bằng hai thái độ: trao đổi thâm sâu, nghĩa là thường xuyên chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm và sáng kiến, thậm chí cả những của cải vật chất. Các thành viên làm cho nhau thêm phong phú trong các mối quan hệ hỗ tương và họ lớn mạnh trong sự hiệp thông. Các mối tương quan của họ không chịu sức ép của những luật lệ hay tập quán nhưng được điều khiển bởi các khả năng bên trong của họ là lý trí, tự do, quả tim và đức tin. Họ tin tưởng vào sự thuyết phục hơn là sự áp đặt; vào sáng kiến và tinh thần đồng trách nhiệm hơn là bổn phận và vâng lời; vào tình thương được tự nguyện trao ban hơn là kỷ luật rõ ràng và nghiêm khắc. Don Bosco thường nói: “Thiên Chúa không vui do những việc phải làm vì ép buộc. Vì Người là Thiên Chúa tình yêu, Người muốn mọi sự được làm vì yêu. Tinh thần gia đình bắt nguồn từ Thánh Thể. Trên thực tế, mọi sự giáo dục nhằm tạo nên tinh thần gia đình đều được gợi hứng từ Thánh Thể.