điều 111 trong Hiến Luật 1982 của Tu Hội FMA. Đối với Tu Hội Salêdiêng Don Bosco, ngài là Bề Trên hay Bề Trên Cả, và đối với các Cộng Tác Viên Salêdiêng, ngài là “Người Điều Hành tối cao.” Đương nhiên ngài là người đầu tiên hiểu rằng mình là Bề Trên của các tu sĩ Salêdiêng và của các Cộng Tác Viên giáo dân hay linh mục triều. Vì lý do này, ngài cai quản và sinh động hoá hai Nhóm này đồng thời ý thức về bản chất rất khác nhau của hai Nhóm, theo giáo huấn của Vaticanô II, và tôn trọng thẩm quyền của các Hội Đồng và các Điều Phối Viên các cấp khác nhau được nhìn nhận trongKế Hoạch Đời Sống Tông Đồ. Là Người Điều Hành tối cao của Hiệp Hội, Bề Trên Cả có quyền cai quản thông thường, được thi hành theo Giáo Luật, đối với toàn thể Hiệp Hội, các Hội Đồng, các Trung Tâm và các thành viên của Hiệp Hội. Trên bình diện hoạt động, chức năng pháp lý của Bề Trên thể hiện vai trò đặc sủng của ngài là cha và trung tâm của Gia Đình thiêng liêng của Don Bosco.
Hội Đồng Thế Giới là một cơ quan được thiết lập lần đầu tiên năm 1974 (dưới quyền Tổng Điều Phối Viên Luigi Sarcheletti) trong tư cách là “Hội Đồng Tham Vấn cấp thế giới” cho Bề Trên Cả, và cộng tác với Bề Trên Cả trong việc sinh động hoá Hiệp Hội vào lúc bộ Qui Luật ad experimentum (“thử nghiệm”) được phê chuẩn. Hội Đồng này gồm các thành viên có quyền do chức vụ và cả các thành viên được chỉ định hay được bầu. Vai trò của Hội Đồng là trợ giúp Bề Trên Cả trong việc cai quản và sinh động hoá Hiệp Hội ở cấp thế giới. Khi kết thúc nhiệm kỳ bảy năm của Hội Đồng Tham Vấn thứ hai (1981-87, Tổng Điều Phối Viên là Luigi Sarcheletti), một Hội Đồng thứ ba được thành lập (1987-94, Tổng Điều Phối Viên Paolo Santoni) gồm các Cố Vấn cấp thế giới và một số thành viên khác được giao nhiệm vụ chuẩn bi cho Đại Hội Thế Giới lần thứ hai và trông coi việc duyệt xét và cập nhật bộ Qui Luật mới.
Sau nhiệm kỳ của Hội Đồng Tham Vấn Thế Giới thứ tư (1994-2001, Tổng Điều Phối Viên Roberto Lorenzini), và trong nhiệm kỳ của Hội Đồng Tham Vấn thứ năm, được gia hạn thành nhiệm kỳ mười một năm để soạn thảo Kế Hoạch Đời Sống Tông Đồ(2001-2012, Tổng Điều Phối Viên Rosario Maiorano), với sự phê chuẩn ad experimentum cho Kế Hoạch Đời Sống Tông Đồ
99
vào năm 2007, Hội Đồng Tham Vấn được đổi tên thành Hội Đồng Thế Giới và với tên gọi mới này, nó trở thành một cơ quan cai quản theo cơ chế tập đoàn, giống như các Hội Đồng cấp tỉnh và địa phương. Bắt đầu từ 2012 (2012-2018, Điều Phối Viên thế giới Noemi Bertola), Hội Đồng Thế Giới là một cơ quan được thành lập để hỗ trợ Bề Trên Cả trực tiếp trong việc sinh động hoá và quản trị Hiệp Hội và có nhiệm kỳ là sáu năm. Nhiệm vụ của Hội Đồng Thế Giới bao gồm hai lãnh vực:
1) sinh động hoá toàn thể Hiệp Hội, và
2) phối hợp các sáng kiến đào luyện và tông đồ của Hội Đồng Thế Giới, trong đó các uỷ viên cấp thế giới của SDB và của FMA tham dự với quyền đương nhiên do chức vụ.
“Sinh động hoá” là một hoạt động có mục đích giúp một người phát triển ý thức mình thuộc về và tham gia vào Hiệp Hội. Hoạt động này được thực hiện bằng một tiến trình giúp thể hiện tính đồng trách nhiệm như một biểu hiện của một lương tâm trưởng thành. Nó giả thiết sự đối thoại, thái độ lắng nghe, giao tiếp, và phân định. Việc sinh động hoá Salêdiêng mang bản chất thiêng liêng và nhắm mục tiêu ơn gọi và mục vụ.
Về tầm quan trọng và các thể thức của sự phối hợp, cần lưu ý tới các hướng dẫn của
Gaudium et Spes:
Những hiệp hội công giáo quốc tế khác nhau còn có thể góp sức bằng nhiều cách để xây dựng một cộng đoàn các dân tộc trong hòa bình và huynh đệ. Phải củng cố các hiệp hội này bằng cách gia tăng số hội viên đã được huấn luyện kỹ lưỡng, bằng cách giúp đỡ các phương tiện cần thiết cũng như phối hợp chặt chẽ các năng lực. Thật vậy, thời đại chúng ta đòi hỏi sáng kiến tập thể để hoạt động hữu hiệu và thỏa mãn nhu cầu đối thoại. Lại nữa, những hình thức tổ chức ấy góp phần không ít vào việc gia tăng ý thức đại đồng là điều rất hợp với người công giáo, cũng như vào việc khai sinh ý thức liên đới và trách nhiệm quốc tế thực sự.
Sự điều phối ở cấp thế giới không có nghĩa là thay thế các lực lượng tông đồ đã đang hoạt động ở các cấp thấp hơn hay ở mức độ các sáng kiến của các cấp ấy, nhưng là làm thế nào để các lực lượng ấy được phối hợp lại để kiến tạo một toàn thể có tổ chức nhằm đạt các mục đích và mục tiêu của Hiệp Hội một cách hiệu quả hơn.
100
Điều 25. Các mối liên kết đặc biệt với Tu Hội Thánh Phanxicô Salê và với Tu Hội Con Đức Mẹ Phù Hộ
Hiệp Hội CTV Salêdiêng có một “mối dây hiệp nhất vững bền và chắc chắn”39 với Tu Hội Thánh Phanxicô Salê và mối liên kết đặc sủng với Tu Hội Con Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo Hữu.
Như Don Bosco mong muốn, mỗi cộng thể Salêdiêng (SDB và FMA), cả ở cấp tỉnh và địa phương, cảm thấy có bổn phận “nâng đỡ và phát triển” Hiệp Hội, góp phần vào việc đào luyện các thành viên của Hiệp Hội, phổ biến và cổ vũ Kế Hoạch Đời Sống Tông Đồ.40
DIỄN GIẢI Các chủ đề chính Các chủ đề chính
1. Các mối liên kết chắc chắn và vững bền với Tu Hội Salêdiêng Don Bosco 2. Các mối liên kết đặc sủng với Tu Hội Con Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo Hữu
Các ý tưởng nòng cốt
A. Điều luật này phản ánh một ý muốn rõ ràng và không thể đảo ngược của Đấng Sáng Lập. Ý muốn này đã được cắt nghĩa một cách có thẩm quyền bởi Tổng Tu Nghị Đặc Biệt [XX] của Tu muốn này đã được cắt nghĩa một cách có thẩm quyền bởi Tổng Tu Nghị Đặc Biệt [XX] của Tu Hội SDB (các số 732, 734, 742, và 743): “1) Chúng ta biết mình là sợi dây liên kết chắc chắn và vững bền mà Don Bosco đã rõ ràng mong muốn chúng ta thể hiện―như là bảo đảm cho sự hiệp nhất trong cùng một tinh thần, cho hiệu quả tông đồ trong cùng một sứ mạng, và cho sức sống trường tồn của công cuộc mà ngài đã sáng lập, và cho sức mạnh của niềm vui ơn gọi trong việc tái phát động một phong trào rộng lớn và có tổ chức cho phần rỗi của những thanh thiếu niên nghèo hay gặp nguy hiểm [...]. 2) Chúng ta biết chúng ta phải luôn luôn là trung tâm thúc đẩy của phong trào tông đồ này, gồm những người đã chịu phép rửa và theo tinh thần Don Bosco hiến mình hoàn toàn cho việc phục vụ Hội Thánh để cứu rỗi các thanh thiếu niên.”
Theo ý muốn rõ ràng của Đấng Sáng Lập, Tu Hội Salêdiêng có “một vai trò trách nhiệm đặc biệt trong Gia Đình này”―điều 5 Hiến Luật SDB nói như thế―đó là “duy trì sự hiệp nhất tinh thần, khích lệ sự đối thoại và hợp tác huynh đệ nhằm làm phong phú cho nhau và đạt hiệu năng tông đồ lớn lao hơn.”
39Salesian Cooperators: A Practical Way... Art. II.
101
B. Trung thành với tư tưởng của Don Bosco, Tổng Tu Nghị Đặc Biệt đưa ra lời tuyên bố của mình cho các CTV Salêdiêng thông qua Cha Bề Trên Cả lúc ấy là Don Ricceri: “Anh chị em hãy mình cho các CTV Salêdiêng thông qua Cha Bề Trên Cả lúc ấy là Don Ricceri: “Anh chị em hãy trở thành những cộng sự viên chân thành và vẹn toàn bên cạnh chúng tôi, chứ không phải dưới quyền chúng tôi; vì vậy, anh chị em đừng chỉ là những người hoạt động biết vâng lời và trung thành, nhưng hãy là những người có khả năng nắm giữ trách nhiệm trong công việc tông đồ.” Điều này sẽ cho phép chúng ta “thiết lập ở mọi cấp một mối tương quan huynh đệ chân thực để từ giờ phút này tạo thành phong cách sống Salêdiêng mới trong các cộng đoàn giáo dục và bên ngoài các cộng đoàn ấy.” (Bollettino salesiano, tháng 4-1970).