C. Các xung đột luôn luôn có thể xảy ra và hầu như là chuyện tất yếu Ngay cả DonBosco cũng gặp những trường hợp bị hiểu lầm hay đụng chạm Ngài không mất bình tĩnh hay chán nản.
B. Liên quan đến sự liên đới kinh tế, cần khẳng định rằng trong các bản thảo khác nhau của
Điều Lệ và Qui Chế, Don Bosco đã do dự giữa việc đòi hỏi sự đóng góp bắt buộc theo định kỳ và việc mời gọi quyên góp tự nguyện. Cuối cùng ngài đã quyết định chọn hình thức quyên góp tự nguyện “hằng tháng hay hằng năm tuỳ lòng hảo tâm của họ gợi ý” và mở rộng ý tưởng của ngài để bao gồm các thời khắc tham dự cần thiết là: “ít là hai Đại Hội [hằng năm]―một được tổ chức gần lễ Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo Hữu và một gần lễ Thánh Phanxicô Salê. Ngài cũng qui định rằng “tất cả các khoản quyên góp này phải được gửi đến Bề Trên Cả để nâng đỡ các công cuộc của Hiệp Hội.” Hơn nữa, ngài còn thêm rằng “khi có ai không thể có mặt tại Đại Hội, họ phải lo sao để gửi các khoản quyên góp này bằng những phương tiện dễ dàng và bảo đảm nhất.” (Xem
Qui Luật năm 1876, ch. VI, đoạn 3 và 4). Hình thức quyên góp tự nguyện này đã được giữ lại trong Kế Hoạch Đời Sống Tông Đồ, mặc dù một số hình thức tham gia vào việc quyên góp này được cho phép tuỳ sự lựa chọn của Tình.
Điều luật này xác định rõ một số lý do ủng hộ sự lựa chọn này: – ý thức thuộc về Hiệp Hội;
– ý thức đồng trách nhiệm và tham dự của mọi CTV Salêdiêng; và
– tinh thần liên đới được diễn tả trong tựa đề của điều luật này là “liên đới về kinh tế.” Điều luật này cũng nhắc đến tình liên đới được sống bởi Hội Thánh thời kỳ sơ khai―một sự nhắc nhở tạo động lực và thuyết phục. Trên thực tế, Don Bosco đã nhắc nhở các CTV về tình liên đới này của các Kitô hữu tại Giêrusalem. Trên hết, điều luật muốn phù hợp với việc thực hành đã được Đấng Sáng Lập khởi xướng và được duy trì trong suốt truyền thống Salêdiêng.
Việc quyên góp và các hình thức gây quĩ (do tư cách pháp nhân của mình, Hiệp Hội có thể mua bán và sở hữu các tài sản vật chất) không phải là những mục đích tự tại và càng không phải là được quản lý để làm giàu. Chúng có các mục đích cụ thể liên quan đến sứ mạng Salêdiêng: tài trợ cho các hoạt động cần chi tiêu của các Ban Cố Vấn; tài trợ cho các sáng kiến ở các cấp khác nhau: các hội nghị, các cuộc gặp mặt, các nguồn lực vật chất, các công cụ mạng, v.v...; và sau cùng, các sáng kiến thể hiện tình liên đới của Gia Đình Salêdiêng.
Điều luật này không qui định bất cứ cách thức cụ thể nào phải được thực hiện giống nhau trong toàn Hiệp Hội, cũng không qui định cụ thể về các hình thức quyên góp tự nguyện: trên cơ sở của nguyên tắc tản quyền, luật dành quyền quyết địnhtoàn thể vấn đề này cho các Ban Cố Vấn ở các cấp khác nhau.
94
Điều 23. Sự tham dự và các mối liên kết với các Nhóm của Gia Đình Salêdiêng
§1. Trung thành với quan niệm của Don Bosco rằng “các lực lượng yếu nếu đoàn kết lại thì trở nên mạnh, và một sợi dây để riêng rẽ thì dễ đứt, nhưng ba sợi chụm lại thì khó đứt hơn.”35Các CTV Salêdiêng chăm lo sự hiệp thông và hợp tác với các Nhóm khác của Gia Đình Salêdiêng. Họ làm điều này bằng sự hiểu biết lẫn nhau và có thông tin về nhau, giúp đỡ nhau về thiêng liêng và đào luyện, và tham gia vào các công việc tông đồ chung, trong khi vẫn tôn trọng căn tính và quyền tự chủ của mỗi Nhóm.36
§2. Sự tham dự vào các Ban Cố Vấn của Gia Đình Salêdiêng37 ở các cấp khác nhau và sự liên kết với các cơ cấu mục vụ của Hội Thánh và các tổ chức dân sự giúp cổ vũ việc tìm kiếm các sáng kiến mới. Sứ mạng Salêdiêng thúc đẩy và làm chứng cho di sản thiêng liêng và tông đồ phong phú đã lãnh nhận.
§3. Các CTV Salêdiêng cảm thấy gần gũi với tất cả các Nhóm khác thuộc Gia Đình Salêdiêng vì tất cả đều thừa hưởng đặc sủng và tinh thần Salêdiêng.
Họ cởi mở trước mọi hình thức hợp tác và cổ vũ chúng, đặc biệt đối với các nhóm giáo dân, đồng thời tôn trọng căn tính và quyền ttự chủ của mỗi nhóm.
DIỄN GIẢI Các chủ đề chính Các chủ đề chính
1. Hợp tác với Gia Đình Salêdiêng 2. Các giá trị cần được cùng nhau cổ vũ
Các ý tưởng nòng cốt