Các CTV Salêdiêng được mời gọi sống tình hiệp thông huynh đệ trong đời sống hằng ngày của họ bằng việc duy trì sự hiệp thông với nhau trong tư tưởng, tình cảm, và cầu nguyện Họ có

Một phần của tài liệu 03.1. CTV Progetto - Commentario - VN 2016 Print (Trang 97 - 99)

C. Các xung đột luôn luôn có thể xảy ra và hầu như là chuyện tất yếu Ngay cả DonBosco cũng gặp những trường hợp bị hiểu lầm hay đụng chạm Ngài không mất bình tĩnh hay chán nản.

B. Các CTV Salêdiêng được mời gọi sống tình hiệp thông huynh đệ trong đời sống hằng ngày của họ bằng việc duy trì sự hiệp thông với nhau trong tư tưởng, tình cảm, và cầu nguyện Họ có

của họ bằng việc duy trì sự hiệp thông với nhau trong tư tưởng, tình cảm, và cầu nguyện. Họ có thể chứng tỏ tình hiệp thông này bằng các cuộc gặp gỡ không chính thức hay chính thức với tần suất và các thể thức khác nhau tuỳ theo điều kiện cho phép. Ngoài ra, trên cương vị của Hiệp Hội ở các cấp khác nhau (địa phương, tỉnh, vùng và thế giới), Hiệp Hội cung cấp những thời khắc cho “đời sống gia đình.” Những thời khắc này bao gồm các cuộc gặp gỡ, các ngày về linh đạo, các cuộc lễ cử hành, các tuần học hỏi hay cập nhật, các đợt tĩnh tâm và linh thao, vv. Mục tiêu của tất cả các sáng kiến này là:

hiểu biết lẫn nhau: hiểu biết lẫn nhau trong một bầu khí Salêdiêng vui tươi thanh thản của sự “gần gũi,” một-với-một, hay trong một nhóm, hay một cộng đoàn: đây là những bước đầu để tạo sự hiệp thông bằng cách có những thời giờ sống bên nhau;

chia sẻ các kinh nghiệm, kế hoạch và dự tính tông đồ: sự trao đổi này có thể được kèm theo việc chia sẻ và phê chuẩn, các đề nghị, sự khích lệ, lời hứa giúp đỡ, và sự an ủi; những việc này có thể giúp phát hiện những khả năng sáng tạo nơi mỗi người, trẻ hay trưởng thành, và trong mọi lãnh vực hoạt động tông đồ, lớn hay nhỏ, và chúng tạo động lực cho việc bắt chước và ganh đua; và

cùng nhau lớn lên: sự hiểu biết nhau mỗi ngày một hơn và chia sẻ các kinh nghiệm và dự tính tất yếu tạo ra một sự tăng trưởng cá nhân và tập thể, một tiến trình trưởng thành, một công việc tông đồ được soi sáng và can đảm hơn, và những sợi dây gắn kết mạnh hơn giữa tất cả những người thuộc các cấp khác nhau của Hiệp Hội.

Ý tưởng này về sự “hiệp thông” của mọi Kitô hữu với Thiên Chúa và với nhau đã có trong khái niệm về tình huynh đệ của Tin Mừng. Theo nghĩa Kinh Thánh, “hiệp thông” xác định cách thức hiện hữu và hành động của một người và mối quan hệ của họ với Thiên Chúa và với người khác, và là dấu đặc trưng của cộng đoàn Kitô giáo: kết hiệp mật thiết và sinh động với Đức Kitô. Sự hiệp thông này được thể hiện một cách cụ thể qua việc chia sẻ cho người khác và lãnh nhận từ họ, trong khi tôn trọng nhân cách của mỗi người. Bằng cách này, mọi thành viên của Hội Thánh hiệp thông với Đức Kitô nhờ Chúa Thánh Thần, tham dự vào sự sung mãn của Người và vào mối hiệp thông với tất cả các anh chị em mình để làm thành một “Cộng Đoàn” duy nhất là chính Hội Thánh.

Sự hiệp thông này có tính năng động và sẽ tự biến đổi thành hành động―trong sự hợp tác và phục vụ. Khi Thánh Luca nói trong sách Công Vụ Tông Đồ rằng các tín hữu, ngoài việc “chuyên cần nghe các Tông Ðồ giảng dạy, tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện,” tất cả họ “hiệp thông” với nhau, tác giả muốn chỉ về một cộng đoàn rất cụ thể đã diễn tả sự hiệp thông sâu xa trong các mối quan hệ với nhau: “Họ chỉ có một lòng một trí.” Do đó không có sự chia rẽ. Đó là một cộng đoàn được gọi và được qui tụ lại với nhau bởi sự hiện diện của Chúa Phục Sinh và quyền năng của Chúa Thánh Thần, và vì thế, đó là một tình huynh đệ thiêng liêng nhưng được diễn tả bằng những dấu hiệu khả giác.

Sự hiệp thông Hội Thánh không chỉ xảy ra với mỗi cộng đoàn riêng lẻ nhưng cũng xác định các mối quan hệ giữa các giáo hội địa phương với nhau. Các giáo hội này diễn tà sự hiệp thôg trong sự nhìn nhận và chấp nhận lẫn nhau và họ thể hiện điều này bằng việc chia sẻ các của cải

91

thiêng liêng, các cuộc thăm viếng, việc gửi các người hoạt động tông đồ, và cũng bằng các hành vi liên đới cụ thể.

Các văn kiện của Công Đồng Vaticanô II dành rất nhiều chỗ cho sứ điệp Tin Mừng này. Các văn kiện này trình bày tình huynh đệ như là yếu tố cấu thành cơ bản của sự hiện hữu Kitô giáo và của thực tại Hội Thánh. Trên thực tế, Hội Thánh được định nghĩa là một cộng đoàn anh chị em

vì mọi thành viên của Hội Thánh đã nhận được cùng một Thẩn Khí của Chúa. Tình huynh đệ Kitô giáo phải bao trùm và thấm nhuần mọi mối tương quan trong lãnh vực Hội Thánh: các tương quan giữa giáo dân với nhau và với các chủ chăn của họ; giữa các linh mục với nhau và với các giáo dân của họ; giữa các giám mục với nhau và với các linh mục của họ; và các mối tương quan giữa các tu sĩ của các Dòng Tu. Chỉ bằng cách này, các Hội Thánh địa phương và Hội Thánh phổ quát mới có thể trở thành dấu chỉ và chứng tá về tình huynh đệ trước mặt mọi người.

Công Đồng Vaticanô II đã lấy Hội Thánh thời sơ khai làm mẫu mực cụ thể của mình, bên cạnh các giá trị và các đòi hỏi nội tại trong Hội Thánh và đã áp dụng chúng vào tình hình hiện nay. Công Đồng đã định nghĩa Hội Thánh địa phương và Hội Thánh phổ quát là “hiệp thông”―là sự phản ánh và tham dự vào sự hiệp thông mầu nhiệm khôn tả trong Thiên Chúa Ba Ngôi, hiệp nhất Cha, Con và Thánh Thần. Trên thực tế và trên hết, mối hiệp thông năng động này chạy xuyên suốt toàn thể thành phần cấu tạo Hội Thánh địa phương và Hội Thánh phổ quát, sinh động hoá Hội Thánh từ bên trong. Vì thế, Hội Thánh là một sự hiệp thông đức tin, đức cậy và đức mến; Hội Thánh là một cộng đoàn tham dự vào chức tư tế cộng đồng của Đức Kitô và vao sứ mạng của Người là làm chứng và sinh động hoá trật tự trần thế bằng các giá trị Kitô giáo. Kết qua của sự hiệp thông Hội Thánh này là sự bình đẳng triệt để của các Kitô hữu, như Vaticanô II nhấn mạnh khi nói về giáo dân: “Mặc dù theo ý Chúa Kitô, có những người được chọn làm tiến sĩ, làm người phân phát các nhiệm tích hay chủ chăn lo cho kẻ khác, nhưng giữa tất cả mọi người vẫn có sự bình đẳng thực sự, bình đẳng về phương diện phẩm giá và hoạt động chung của mọi tín hữu để xây dựng thân thể Chúa Kitô.” (Lumen Gentium, số 32).

Sự “hiệp thông” năng động này ngụ ý rằng toàn thể hoạt động của cả Hội Thánh địa phương và Hội Thánh phổ quát có thể được thực hiện trong sự cộng tác, hợp tác, và liên đới. Đây là nguyên tắc phải được thực thi trong hoạt động tông đồ giáo dân, trong mối quan hệ của họ với các chủ chăn của họ, và trong hoạt động của họ với những người Công Giáo cũng như với những ai không có đức tin. Nó làm nổi bật các mối dây liên kết giữa các linh mục với nhau và giữa các linh mục với các giám mục, các giáo dâncủa họ, và với các tu sĩ. Nó là nét đặc trưng của các mối quan hệ giữa các giám mục với nhau, với Đức Giáo Hoàng và và các linh mục. Ở mọi cấp bậc, nó liên quan trực tiếp tới mối quan hệ giữa các tu sĩ với nhau, với các giám mục, với các linh mục triều, và với giáo dân. Nó hướng dẫn toàn thể hoạt động đại kết và truyền giáo của các cá nhân và các cộng đồng Kitô hữu khác nhau. Nó mở ra cho một sự hợp tác và cộng tác rộng hơn với mọi người thiện tâm. Như thế, mọi thành viên của cộng đồng Kitô giáo được liên kết với nhau bằng một tinh thần trách nhiệm chung. Là những thành viên tích cực của Nhiệm Thể Đức Kitô, mọi người được kêu gọi hợp tác có trách nhiệm vào sứ mạng tông đồ.

92

Điều 22. Đồng trách nhiệm trong sứ mạng

§1. Người CTV Salêdiêng cảm thấy có trách nhiệm về sứ mạng chung và thực thi sứ mạng theo hoàn cảnh sống riêng của mình, theo năng lực và khả năng của mình, góp phần nâng đỡ tích cực và quí giá cho sứ mạng. Họ chia sẻ sự đồng trách nhiệm về công việc giáo dục và truyền giáo trong Hiệp Hội. Mỗi CTV Salêdiêng phải tham dự các cuộc họp lập kế hoạch và đánh giá các hoạt động, và lựa chọn những người đảm trách các nhiệm vụ chuyên biệt.

Nếu được kêu gọi đảm nhận các trách nhiệm cụ thể, họ dấn thân thi hành với sự trung thành và tinh thần phục vụ.

§2. Với tinh thần trách nhiệm và ý thức thuộc về Hiệp Hội, mọi CTV Salêdiêng nâng đỡ sự tự lập kinh tế của Hiệp Hội để Hiệp Hội có thể thực thi sứ mạng.34

DIỄN GIẢI Các chủ đề chính Các chủ đề chính

1. Người CTV Salêdiêng: chịu trách nhiệm về sứ mạng chung 2. Sự liên đới kinh tế

Các ý tưởng nòng cốt

Một phần của tài liệu 03.1. CTV Progetto - Commentario - VN 2016 Print (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)