C. Các Mối Phúc Thật của người CTV Salêdiêng hôm nay
B. Cổ vũ và bảo vệ giá trị gia đình
Ngày nay gia đình là tâm điểm của sự chú ý và của sự chăm lo mục vụ của toàn thể Hội Thánh. Thượng Hội Đồng Giám Mục [về Gia Đình] vừa kết thúc đã đưa ra những hướng dẫn quí báu cho việc đồng hành mục vụ với các gia đình, trong văn kiện cuối cùng, số 67:
Thượng Hội Đồng nhất trí tái xác nhận rằng trường học đào luyện đầu tiên là gia đình, và cộng đoàn Kitô tham gia bằng việc nâng đỡ và phối hợp với vai trò đào luyện không thể thiếu này. Cần phải xác định các địa điểm và thời gian để các gia đình gặp gỡ nhau nhằm khuyến khích việc đào tạo các cha mẹ và chia sẻ kinh nghiệm của các gia đình. Các bậc cha mẹ là những người thầy và chứng nhân đức tin đầu tiên cho con cái, họ cần phải tham gia tích cực vào việc chuẩn bị cho con cái họ lãnh nhận các Bí Tích Khai Tâm Kitô giáo.
40
Đối với Hiệp Hội CTV Salêdiêng, gia đình là nơi ưu tiên cho sứ mạng tông đồ của Hội.
Kế Hoạch Đời Sống Tông Đồchỉ ra sợi dây nối kết sứ mạng giới trẻ và giới bình dân bằng câu này: “Họ[= các CTV Salêdiêng] cổ vũ và bảo vệ giá trị của gia đình.” Bản văn nêu lý do cho sự chọn lựa này bằng cách nhìn nhận gia đình là “hạt nhân cơ bản của xã hội và Giáo Hội”. thực vậy, gia đình là tế bào đầu tiên và cơ bản, độc nhất và không thể thay thế của xã hội: sức khoẻ của xã hội tuỳ thuộc phần lớn vào sức khoẻ của gia đình. Gia đình Kitô là một “Hội Thánh tại gia” sinh ra con cái cho cộng đồng Hội Thánh rộng lớn hơn và chuẩn bị chúng để thi hành sứ mạng chung của Hội Thánh trong các tác vụ khác nhau. Sau khi đã trải nghiệm đời sống vợ chồng và các vấn đề liên quan đến việc giáo dục con cái, việc chọn lựa ơn gọi, nghề nghiệp, và chuẩn bị hôn nhân, các cặp vợ chồng Công Giáo có khả năng cống hiến một sự phục vụ vô giá và thiết yếu trong việc thăng tiến lợi ích của gia đình. Cũng cần lưu ý tới mối tương quan sâu xa giữa việc mục vụ giới trẻ và mục vụ gia đình.
Dấn thân xây dựng gia đình như một “Hội Thánh tại gia"
Gia đình nảy sinh từ hôn nhân Kitô giáo không chỉ có nghĩa là một sự hội nhập vào Hội Thánh hay trờ thành một phần của Hội Thánh. Nó có thể gọi một cách chí lý là một “Hội Thánh thu nhỏ” hay một “Hội Thánh tại gia”. (THĐGM, số 87). Đây là ý nghĩa mới mẻ―và rất quan trọng, rất giá trị―mà gia đình có được trong kế hoạch cứu độ của Chúa Giêsu. Từ Thánh Phaolô đến các Giáo Phụ lớn của các thế kỷ đầu, gia đình Kitô được coi là một Hội Thánh ở qui mô nhỏ trong đó các thành phần cấu tạo của Gia Đình Thiên Chúa là Hội Thánh có thể được thể hiện và biểu lộ: Mầu nhiệm của đức tin, đức ái, chứng tá mạnh về Nước Thiên Chúa, và sự hiện diện sống động của Chúa Phục Sinh. “Hãy làm cho gia đình anh chị em thành một Hội Thánh,” Th. Gioan Kim Khẩu rất thường xuyên giảng như thế giữa những tiếng hoan hô của dân chúng.
Cộng tác với tình yêu của Thiên Chúa Đấng Tạo Hoá
Nhưng phải làm gì để cái lý tưởng tuyệt vời này của Tin Mừng trở thành một thực tại đầy an ủi, như chúng ta có thể mong đợi nơi mỗi gia đình hạt nhân của Hội Thánh? Hiến Chế
Gaudium et Spes số 50 nói:
Bổn phận truyền sinh và giáo dục phải được coi là sứ mệnh riêng biệt của vợ chồng. Trong khi thi hành bổn phận ấy, họ biết rằng mình cộng tác với tình yêu của Thiên Chúa Tạo Hóa và như trở thành những kẻ diễn đạt tình yêu của Ngài. Bởi vậy, họ sẽ chu toàn bổn phận mình với trách nhiệm của con người và của con người Kitô hữu 60*. Tôn trọng, tuân phục Thiên Chúa, đồng tâm hiệp lực với nhau, họ sẽ tạo được cho mình một phán đoán ngay thẳng: biết xét đến lợi ích riêng của họ cũng như của con cái đã sinh hay tiên liệu sẽ có, nhận định về các hoàn cảnh vật chất hay tinh thần của thời đại và bậc sống, sau hết biết nghĩ đến lợi ích của gia đình, của xã hội trần gian và của chính Giáo Hội. Sự phán đoán ấy, sau cùng chính đôi vợ chồng phải chọn lựa lấy trước mặt Thiên Chúa. Trong cách thế hành động, vợ chồng Kitô hữu hãy ý thức là mình không thể làm theo sở thích, nhưng phải luôn luôn tuân theo tiếng nói của một lương tâm phải được khuôn đúc theo luật Chúa, hãy vâng phục Giáo huấn của Giáo Hội, vì Giáo Hội có thẩm quyền giải thích luật Chúa dưới ánh sáng Phúc Âm. Luật Chúa tỏ rõ ý nghĩa đầy đủ của tình vợ chồng, bảo vệ và khích lệ mối tình ấy đến mức hoàn thiện trên bình diện đích thực nhân loại.
Cũng văn kiện này ở số 51 nhắc nhở chúng ta: “Mọi người đều phải ý thức rằng: đời sống nhân loại và bổn phận lưu truyền sự sống ấy không chỉ giới hạn ở đời này cũng như không thể hiểu và đo lường được ở đời này, nhưng luôn qui chiếu về định mệnh vĩnh cửu của con người.”
41