C. Các nguyên tắc chi phối khía cạnh tổ chức của Hiệp Hộ
A. Quyền tự trị của Hiệp Hộ
Các ý tưởng sau đây bổ sung cho thảo luận về thừa tác vụ của Bề Trên Cả (Điều Lệ, điều 24 và Qui Chế, điều 30) và của các Uỷ Viên (Điều Lệ, điều 26 và Qui Chế, điều 23). Vì lý do này, chúng không thể được cắt nghĩa một cách biệt lập nhưng phải được hiểu trong khung thảo luận tổng thể về quyền tự trị của Hiệp Hội và sự kết hợp đặc biệt của Hiệp Hội với Gia Đình Salêdiêng.
Trước hết, cần nhắc lại những nguyên tắc của Công Đồng Vaticanô II được khai triển trong
Bộ Giáo Luật mới về đề tài “Các Hiệp Hội của các Tín Hữu”: “Giáo dân có bổn phận và quyền làm tông đồ do chính việc kết hợp với Chúa Kitô là Ðầu. Họ được chính Chúa chỉ định làm việc tông đồ, vì phép Rửa Tội sát nhập họ vào Nhiệm Thể Chúa Kitô, phép Thêm Sức làm cho họ nên mạnh mẽ nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần.” (Apostolicam Actuositatem, số 3a). Do đó, với mối tương quan chặt chẽ giữa việc tông đồ và bản chất của sự hiệp thông Hội Thánh, một nguyên tắc thứ hai được rút ra: “Giáo dân có quyền lập hội đoàn, điều khiển hội đoàn và ghi tên vào các hội đoàn đã có sẵn, miễn là phải giữ mối liên lạc cần thiết với giáo quyền.” (Apostolicam Actuositatem, số 19d).
Trên thực tế, các Nhóm khác nhau của Gia Đình Salêdiêng được hưởng một sự tự trị của mình trong mọi chiều kích: đào luyện, kinh tế, quản trị, truyền giáo, và tông đồ, để họ có thể diễn tả một cách trọn vẹn sự phong phú riêng của họ và dung hoà sự can thiệp riêng của họ với kế hoạch tổng thể được chia sẻ bởi tất cả các Nhóm―như một biểu hiện của nguồn sức sống phát sinh từ sự trung thành và óc sáng tạo trong đoàn sủng Salêdiêng.
129
Tính độc đáo của Hiệp Hội trong Gia Đình Salêdiêng phải được nhìn nhận và cổ vũ. Nó cho Hiệp Hội có thể dũng cảm tìm kiếm mọi cơ hội có được để phục vụ lợi ích của giới trẻ.
Sự hiệp thông trong tư cách tự trị này mời gọi mọi người đồng trách nhiệm trong sứ mạng nhưng không nhất thiết đòi hỏi sự đồng trách nhiệm trong tất cả những công cuộc được thực hiện riêng bởi từng nhóm đang có mặt trong khu vực. Đúng hơn, đây là một sự đồng trách nhiệm đòi nơi mọi người một sự cam kết hỗ tương trong việc thực hiện đến cùng một số mục tiêu chung: tất cả các Nhóm được kêu gọi truyền bá, cùng với các giá trị Tin Mừng, những nét đặc trưng của căn tính đoàn sủng và thiêng liêng của Gia Đình Salêdiêng. Mọi người, cả trong tư cách cá nhân mỗi thành viên, đều có trách nhiệm bản thân trong việc sinh động hoá và cổ vũ di sản thiêng liêng đã nhận được. (Hiến Chương Gia Đình Salêdiêng, 15-17).
Liên quan đến quyền tự trị, khi duyệt lại Kế Hoạch Đời Sống Tông Đồ, có nhiều hơn một mô hình đã được xem xét. Quyền tự trị tuyệt đối và không có quyền tự trị đều bị loại bỏ một cách cố ý, bởi vì tự cơ bản chúng đi ngược lại những gì vừa nói trên kia. Điều 35 của bản Điều Lệ nói: “việc quản trị và sinh động hoá Hiệp Hội được uỷ thác cho chính các Hội Đồng địa phương, tỉnh và thế giới.” Kế Hoạch Đời Sống Tông Đồ xác định việc thành lập, thành phần, các nhiệm vụ và hoạt động của các Hội Đồng này, và bảo đảm có nhiều chỗ cho thẩm quyền làm quyết định của các CTV Salêdiêng. Các thảo luận này sẽ được đề cập một cách đầy đủ hơn trong các điều tiếp theo. Vì vậy, trong mức độ mà sự chọn lựa nguyên tắc “tự trị trong hiệp thông này phải được lưu ý, chắc chắn nó sẽ giúp chúng ta tránh được những sự chồng lấn vô ích và tai hại, nhưng trái lại, nó sẽ nuôi dưỡng một sự hợp tác Salêdiêng chân thành và trưởng thành ở mọi cấp.