- Hoàng Thị Bích Loan (2008), “Thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam” [35] Đã đề cập đến vấn đề phát triển của các quốc
1.2.2. Một số công trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thái Lan
ở Thái Lan
Trên thế giới đã và đang diễn ra một cuộc cạnh tranh giữa các quốc gia để thu hút vốn FDI, đặc biệt là các nước đang phát triển và chậm phát triển. Về vấn đề này, Ở Thái Lan đã có nhiều công trình nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn
được công bố. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau về FDI vào Thái Lan như:
- Chu-pha-thịp Yềm-chít-mệt-ta (1989), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thái Lan” [14]. Là một trong những nhà nghiên cứu đã nghiên cứu về FDI tại Thái Lan, nhất là đầu tư của Nhật Bản, trong bộ phận liên quan đến các rào cản đối với đầu tư trực tiếp của nhà đầu tư Nhật Bản tại Thái Lan, đã cho thấy rằng vấn đề từ sự chậm chạp của hệ thống công chức là nhiều nhất, tiếp đó là vấn đề về thiếu hụt vật dụng thiết yếu và vấn đề về quy định tạm trú đối với người nước ngoài tại Thái Lan. Ngoài ra, nghiên cứu về các cản trở đầu tư nói trên, còn xác định quan niệm của nhà đầu tư Nhật Bản với đề nghị trong việc củng cố chính sách đầu tư tại Thái Lan, đã thấy rằng việc xử lý sự chậm chạp và hệ thống các quy định là nguyên nhân gây trở ngại cho đầu tư nhiều nhất, tiếp đó là việc củng cố hệ thống vật dụng thiết yếu, củng cố chất lượng lao động và nguyên liệu trong nước,…
Ngoài ra, theo báo cáo của Atchaka Sibunruang and Somsack Tumbunlerchai (1986) đã trình bày tại Hội thảo chuyên đề "The role of Transnational Corportions in Thailand" tổ chức tại Phặt-Tha-Ya (Thái Lan) ngày 29-30 tháng 8 năm 1986 thì một trong những đề xuất trong nghiên cứu này, đó là vấn đề cản trở FDI ở Thái Lan mà nhà ĐTNN đang phải đối mặt, do hai người đã thu thập thông tin từ nhiều nguồn, như từ các cơ quan của chính phủ, từ tổng hợp của ủy ban xúc tiến đầu tư Thái Lan (BOI) trong thời kỳ 1977-1983), từ việc phỏng vẫn nhiều giám đốc điều hành và nhà ĐTNN, kết quả cho thấy rằng nhà ĐTNN đang phải đối mặt với nhiều vấn đề, như là:
+ Vấn đề về chính sách chung của chính phủ (Government Policy) thiếu nhất quán và không rõ ràng, ví dụ như: chính sách cải thiện doanh nghiệp nhà nước, chính sách khuyến khích để thay thế nhập khẩu. Ngoài ra, còn có vấn đề từ việc thiếu sự phối hợp giữa các đơn vị của nhà nước, làm cho người nước ngoài không tin tưởng vào việc tiến hành kinh doanh tại vương quốc Thái Lan.
+ Vấn đề về ưu tiên cho nhà đầu tư (BOI incentives) xuất phát từ nguyên tắc trong việc ưu tiên khuyến khích đầu tư không nhất quán và việc cấp phép đầu tư chậm chạp.
+Vấn đề phát sinh từ thỏa thuận giữa hai nước (International Agreement) như thỏa thuận về tránh đánh thuế hai lần giữa nước đầu tư và nước tiếp nhận vốn đầu tư.
+ Vấn đề về quy định thuế quan, đó là sự thiếu nhất quán của hệ thống thuế quan, có nhiều cửa, thuế thu nhập ròng có mức độ khác nhau, thuế thu nhập cá nhân tương đối cao và không công bằng và hệ thống thuế doanh nghiệp phức tạp, rất khó thực hiện.
+ Vấn đề trong việc thông quan, phát sinh từ sự chậm chạp của đơn vị và hoàn thuế chậm.
+ Vấn đề về quy định nhập cảnh sang hoạt động kinh doanh, xuất phát từ sự thiếu nhất quán của đội ngũ cán bộ công chức trong việc cấp phép nhận chuyên gia vào làm việc.
+ Vấn đề phát sinh từ Bộ công nghiệp về quy định trong chuyển giao công nghệ, rằng người được khuyến khích đầu tư phải làm R và D có liên quan với nguyên liệu hoặc hàng hóa cuối cùng của mình.
+ Vấn đề thiếu hụt vật dụng thiết yếu và viễn thông, như: chất lượng trong dịch vụ về viễn thông trong nước và với nước khác còn thấp và dịch vụ tại cảng biển Khoong Tơi còn chưa có hiệu quả.
+ Vấn đề trong việc quản lý bản quyền (Trade mark)
- Chu-pha-thịp Yềm-chít-mệt-ta (1991), “Đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Thái Lan” [15]. Trong luận án tác giả đã phân tích hệ thống công chức là nhiều nhất, tiếp đó là về tình hình thu hút FDI tại Thái Lan, nhất là đầu tư của Nhật Bản, trong bộ phận liên quan đến các rào cản đối với đầu tư trực tiếp của nhà đầu tư Nhật Bản tại Thái Lan, đã cho thấy rằng nguyên nhân từ sự chậm nguyên nhân về thiếu hụt vật dụng thiết yếu và vấn đề về quy định tạm trú đối với người nước ngoài tại Thái Lan. Ngoài ra, nghiên cứu về các cản trở đầu tư nói trên, còn xác định quan niệm của nhà đầu tư Nhật Bản với đề nghị trong việc
củng cố chính sách đầu tư tại Thái Lan, đã thấy rằng việc xử lý sự chậm chạp và hệ thống các quy định là nguyên nhân gây trở ngại cho đầu tư nhiều nhất, tiếp đó là việc củng cố hệ thống vật dụng thiết yếu, củng cố chất lượng lao động và nguyên liệu trong nước,…
- Pupphavesa Wisarn and Pursaransri Bunluasack(1994). “Foreign Direct Investment in Thailand” Trong nghiên cứu đã phân tích các yếu tố tác động đến khối lượng tiền đầu tư tại Thái Lan, phân tích hỗn hợp sự suy thoái (Multiple regression), trong đó đã xác định tổng mức đầu tư của nước ngoài tại Thái Lan phụ thuộc vào sản phẩm quốc nội của Thái Lan (GDP), tỷ lệ thuế bình quân của Thái (Average tariff rate of Thailand), sản xuất năng lượng điện của Thái Lan được tính bằng Kilowat/giờ, số lượng máy điện thoại trên dân số và tỷ giá hối đoái (Yen per US dollar). Ngoài ra, còn xác định tổng mức đầu tư của nước ngoài phụ thuộc vào chỉ số biến động về chất lượng (Dummy Variable) cho thấy tác động của sự biến động của tình hình về kinh tế giữa các nước với nhau đã sinh ra từ Plaza Accord, làm cho giá trị đồng tiền Nhật Bản và các nước kinh tế mới (Newly Industrial Economy-NIE’s) có giá trị, để thấy được tác động của FDI trong thời kỳ trước và sau năm 1985.
Kết quả của việc phân tích cho thấy rằng, tỷ giá hối đoái (Yên per US dollar) có vai trò rất quan trọng đối với khối lượng tiền đầu tư tại Thái Lan, cho thấy sự có giá của đồng tiền và sự tăng lên của giá thuê lao động làm cho vốn đầu tư sản xuất ban đầu tại Nhật Bản và các NIE’s tăng lên, làm cho khối lượng tiền đầu tư của nước ngoài tại Thái Lan tăng lên. Đồng thời, sản phẩm quốc nội, sản xuất nặng lượng điện của Thái Lan và chỉ số biến động về chất lượng cũng có tác động theo hướng tích cực đối với ĐTNN tại Thái Lan là như nhau. Ngược lại, tỷ lệ thuế bình quân của Thái Lan đã cho thấy rào cản trong thương mại của đất nước lại không có sự tác động đến khối lượng tiền FDI. Đây có thể là vì thông tin đã đưa vào tính toán về tỷ lệ thuế bình quân đã bao gồm cả tỷ lệ thuế của hàng hóa cấp trung bình, có tỷ lệ thuế bình quân thấp. Vì vậy, đã xảy ra sự cân bằng giữa hướng tích cực và tiêu cực, giống như số lượng điện thoại trên dân số cũng không ảnh hưởng gì đến số lượng đầu tư.
- Của A-nụ-xa Tộn-xụ-rát (1994), "Các yếu tố tác động đầu tư của Nhật Bản tại Thái Lan và sự tác động đến nền kinh tế của Thái Lan" [1]. Trong nghiên cứu tác giả đã phân tích đánh giá về thu hút đầu tư của nhật bản vào Thái Lan và sự tác động tới nền kinh tế của Thái Lan trong giai đoạn 1978-1983, với việc phân tích kết hợp với sự suy thoái (Multiple Regression), trong đó đã quy định tổng mức đầu tư trực tiếp ròng của Nhật Bản tại Thái Lan phụ thuộc vào tổng giá trị sản phẩm quốc nội của Thái Lan, lãi suất tiền gửi trong năm của Thái Lan, tỷ giá hối đoái và giá thuê lao động cấp thấp tại Bang Kốc và các vùng lân cận. Kết quả của việc phân tích cho thấy rằng, lãi suất tiền gửi trong một năm của Thái Lan có ảnh hưởng đến khối lượng tiền đầu tư trực tiếp ròng của Nhật Bản tại Thái Lan rất quan trọng, cho rằng, nếu lãi suất trong năm thay đổi 1/100 sẽ làm cho khối lượng tiền đầu tư trực tiếp ròng của Nhật Bản thay đổi 3,515.52 triệu tiền Thái, tiếp đó là tỷ giá hối đoái, giá thuê lao động cấp thấp của Thái Lan tại Bang Kốc và lân cận, cuối cùng là tổng sản phẩm quốc nội của Thái Lan.