Trung Quốc” [118]. Luận án đã tiến hành hệ thống hóa những vấn đề chung về FDI, chỉ ra những thành công và hạn chế có thể của nguồn vốn này mà chúng được coi là nguyên nhân trực tiếp gây ra những rủi ro đối với các doanh nghiệp và hoạt động quản lý của nước tiếp nhận, làm giảm đi phần nào những tác động tích cực của nguồn vốn này. Đồng thời luận án cũng đã tiến hành phân tích những vấn đề KT-XH chủ yếu trên thực tế đã nảy sinh ở Trung Quốc kể từ khi tiến hành mở cửa và thu hút FDI để phục vụ cho công cuộc cải cách kinh tế của Trung Quốc và tiến hành tổng kết kinh nghiệm xử lý những vấn đề KT-XH nảy sinh trong FDI, của Trung Quốc thời gian qua. Từ đó xác định những giải pháp chủ yếu để thúc đẩy việc thu hút, vận dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI trong việc phát triển kinh tế ở Trung Quốc.
- Yaingqui và Annie Wei (2004), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài - nghiên cứu ở sáu nước” [123]. Trong nghiên cứu tác giả đó hệ thống hoá những vấn đề lýluận cơ bản về FDI, làm rõ các lý thuyết về FDI, nghiên cứu và phân tích một số mô hình về động thái cơ cấu ngành kinh tế theo đầu tư cũng như những vấn đề liên quan đến điều chỉnh và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Đánh giá thực trạng FDI theo ngành kinh tế ở sáu nước. Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng FDI trong từng ngành kinh tế, đi sâu phân tích một số lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu trong từng ngành, Đề xuất một số quan điểm, định hướng và những giải pháp phục vụ chuyển dịch cơ cấu ngành, góp phần vào việc thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển KT-XH ở Trung Quốc.