Phương hướng thuhút FDI ở tỉnh Chăm Pa Sắc

Một phần của tài liệu Luận án SOMSACK SENGSACKDA (Trang 123 - 125)

- Vùng đồng bằng sông Mê Kông: Gồm 7 huyện với diện tích là 1.135.500 ha, chiếm 74% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, có độ cao từ 75 120 mét so với mực

4.1.2.1. Phương hướng thuhút FDI ở tỉnh Chăm Pa Sắc

Xuất phát từ Đại hội Đảng IV (năm 1986) của Đảng NDCM Lào là Mở rộng hợp tác kinh tế đối ngoại, và khuyến khích đầu tư nước ngoài là chủ trương chính sách lớn của Đảng nhằm tranh thủ sức mạnh của quốc tế kết hợp sức mạnh

trong nước để phát triển đất nước, làm cho nền kinh tế của đất nước từng bước hoà nhập với quốc tế [18, tr.36].

Đến Đại hội Đảng X (năm 2016) của Đảng NDCM Lào đã nhấn mạnh Đảng và Nhà nước quan tâm chú trọng hoàn thiện chính sách khuyến khích đầu tư từ nguồn trong nước và nước ngoài, để thu hút nguồn vốn, công nghệ, và bài học kinh nghiệm tư bên ngoài để phát triển kinh tế đất nước. Cải thiện môi trường pháp lý, thể thức, thủ tục, phân cấp quản lý nhà nước giữa Trung ương và địa phương, trong việc khuyến khích và quản lý FDI [106, tr.92].

Để thu hút FDI vào phát triển kinh tế theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, đảm bảo lợi ích của nhân dân các bộ tộc Lào, cũng như địa phương tỉnh Chăm Pa Sắc, để nhận thức đúng việc tiếp nhận, sử dụng FDI, cần thực hiện tốt những phương hướng cụ thể sau:

- Cần có định hướng thu hút FDI đi đôi với thu hút công nghệ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ hơn. Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, đưa nhanh tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ cao vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh, phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng địa phương, tạo ra nguyên liệu tại chỗ để sản xuất mặt hàng xuất khẩu.

-Tăng cường thu hút vốn FDI. Mở rộng lĩnh vực, địa bàn và hình thức thu hút vốn FDI, hướng vào những thị trường giàu tiềm năng và các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, hiệu quả nguồn vốn FDI.

- Thu hút FDI một cách có chọn lọc, ưu tiên chất lượng đầu tư, dự án "sạch", quản lý chặt chẽ theo hướng nâng cao các tiêu chuẩn về công nghệ, khuyến khích hơn nữa FDI vào các lĩnh vực sản xuất hàm lượng công nghệ cao, công nghệ nguồn, Mặc dù sức thu hút FDI còn hạn chế, tuy nhiên, tỉnh Chăm Pa Sắc vẫn cần dần dần chuyển từ chiến lược phát triển dựa vào khai thác tài nguyên và sử dụng

nhiều lao động giản đơn sang dựa vào lao động chất lượng cao (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu mới, luyện kim, hóa dầu, cơ khí chế tạo...).

- Đối với tăng trưởng kinh tế: định hướng thu hút và sử dụng vốn FDI vào ngành công nghiệp - xây dựng; xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh xuất khẩu, chế tạo sản phẩm có giá trị cao và hàm lượng khoa học công nghệ cao nhằm đẩy mạnh xuất khẩu và tạo bước đột biến về tăng trưởng kinh tế đối với tỉnh Chăm Pa Sắc.

-Đối với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Trongthu hút và sử dụng FDI đối với các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ có

Một phần của tài liệu Luận án SOMSACK SENGSACKDA (Trang 123 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w