Nguyễn Kim Bảo (2004), “Điểu chỉnh một số chính sách kimh tế ở Trung Quốc” [3] Cuốn sách đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về chính sách và biện

Một phần của tài liệu Luận án SOMSACK SENGSACKDA (Trang 34 - 36)

Quốc” [3]. Cuốn sách đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về chính sách và biện pháp của Trung Quốc trong việc giải quyết những vấn đề KT-XH, áp dụng giảm thiểu những vấn đề KT-XH nảy sinh là đầu tư công phu và có trọng điểm vào việc xây dựng và hoàn thiện liên tục hệ thống pháp luật, chính sách và các quy định về mạt pháp lý phục vụ hoạt động thu hút FDI. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật và tổ chức thu hút FDI ở Trung Quốc.

- Luo How thien (2014),“ Tạo lập môi trường đầu tư cho doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc” [38]. Luận án đã Phân tích đánh giá những yếu tố quyết định đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc, Phát huy tiềm lực để tăng cường FDI của Trung Quốc. Luận án cũng trình bày các nguyên nhân ảnh hưởng, đánh giá những thuận lợi và hạn chế về thu hút FDI tại Trung Quốc trong thời gian qua, từ đó đề xuất yếu tố quyết định FDI của Trung Quốc.

Nhà nước sẽ quản lý FDI bằng nhiều biện pháp, hỗ trợ theo dõi toàn bộ hoạt động đầu tư. Để tạo điều kiện cho công tác thu hút FDI Chính phủ sẽ đầu tư nhiều về các cơ sở hạ tầng, xây dựng các cơ chế chính sách khuyến khích và nâng cao việc hội nhập mỗi quan hệ kinh tế quốc tế với các nước trong khu vực để mở rộng thị trường, xây dựng và tạo điều kiện môi trường cho việc thu hút FDI vào Trung Quốc.

- Phet-Sa-Mon-Phom-Ma-Ly (2018), “Dòng vốn FDI vào Trung Quốc”

[47]. Bài viết đã đánh giá trực trạng FDI vào Trung Quốc, trong những năm gần đây Trung Quốc đã tiếp nhận FDI vào những khu vực sản xuất công nghệ cào, ngoài ra Trung Quốc cũng tăng cường nỗ lực cho phép các nhà ĐTNN tiếp cận rộng hơn thị trường tài chính và tiêu dùng trong nước, với một loạt các biện pháp

được công bố trong năm 2017.Từ đó vài viết đã rút ra năm bài học kinh nghiệm trong tiếp nhận dòng vốn FDI vào nước CHDCND Lào.

1.3. NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐẾN ĐỀ TÀI

1.3.1. Những kết quả chủ yếu từ các công trình nghiên cứu liên quan

Đến nay, đã có những nghiên cứu của các chuyên gia trong nước và quốc tế về FDI vào Lào. Các nghiên cứu đã tập trung vào các khía cạnh: di chuyển vốn và chuyển giao công nghệ, chính sách và biện pháp nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI trong phát KT-XH của đất nước. Đạt được những kết quả chính của quan hệ hợp tác kinh tế giữa Lào với các nước và lãnh thổ trong khu vực thể hiện trên hai lĩnh vực chủ yếu là thương mại và FDI trong những năm qua, kể từ khi CHDCND Lào thực hiện đường lối cải cách, mở cửa tới nay.

Trên cơ sở đó, đã xác định một số định hướng cơ bản, bao gồm những định hướng chung và những định hướng cụ thể, của quan hệ hợp tác kinh tế giữa Lào với từng nước và từng nhóm trong khu vực; Đồng thời đề xuất một hệ giải pháp nhằm thúc đẩy mối quan hệ này phát triển một cách nhanh chóng, đúng hướng và có hiệu quả. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã được công bố của các tác giả trong và ngoài nước chủ yếu tập trung nghiên cứu về FDI như sau:

- Phân tích nguyên nhân dẫn tới di chuyển vốn quốc tế và vốn FDI ở trên thế giới, Nguồn vốn FDI giữa các nước phát triển với nhau, giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển, giữa các nước đang phát triển và các nước kém phát triển với nhau.

- Làm rõ nội dung cơ bản và các phương thức FDI.

-Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến FDI vào các nước tiếp nhận đầu tư. - Phân tích chính sách thu hút FDI của một số quốc gia trên thế giới như Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc,..Đây là những nước có chính sách thu hút FDI khá thành công.

- Phân tích một số cơ sở lý luận và thực tiễn về FDI vào một nước hoặc vào một địa phương ở Việt Nam và Lào.

- Nghiên cứu một số khía cạnh khác nhau về FDI vào Lào như vai trò của FDI đối với sự phát triển KT-XH của Lào, chính sách tài chính đối với FDI vào Lào, một số vấn đề về thu hút FDI vào Lào,

- Đề xuất giải pháp phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của FDI, thúc đẩy phát triển KT-XH ở Lào…

Có thể thấy rằng, có nhiều nội dung, nhiều vấn đề đã được nghiên cứu khá sâu sắc và toàn diện. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của tác giả, trong các công trình mà tác giả được tiếp cận nghiên cứu, còn một số vấn đề chưa được giải quyết hoặc chưa được nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện, cần tiếp tục được nghiên cứu.

1.3.2. Những vấn đề chưa được nghiên cứu hoặc cần tiếp tục nghiêncứu cứu

Những vấn đề về FDI với phát triển KT-XH với chủ đề luận án là làm rõ sự cần thiết khách quan mở rộng phân công lao động và hợp tác kinh tế giữa Lào với các nước láng giềng. Xác định vai trò, vị trí, ý nghĩa của mỗi hình thức hợp tác và xem xét thực trạng hợp tác và kiến nghị các phương hướng, giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế giữa Lào và các nước láng giềng. Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu nhưng còn có nhiều vấn đề đề cần phải tiếp tục nghiên cứu như:

- Còn có nhiều quan điểm khác nhau về vai trò của FDI đối với sự phát triển của một quốc gia.

- Một số vấn đề lý luận về FDI của một nước còn có nhiều tranh cãi, có nhiều cách hiểu khác nhau hoặc chưa được nghiên cứu một cách sâu sắc. Chẳng hạn, Quan niệm FDI, nội dung về FDI, các mục tiêu về thu hút FDI, các nhân tố ảnh hưởng tới FDI.

Một phần của tài liệu Luận án SOMSACK SENGSACKDA (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w