Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin

Một phần của tài liệu Luận án SOMSACK SENGSACKDA (Trang 41 - 44)

- Đặc biệt, hiện đang còn thiếu sự nghiên cứu một cách có hệ thống, bài bản và sâu sắc về cơ sở lý luận và thực tiễn của FDI tại CHDCND Lào Cho đến nay,

2.1.2.1. Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin

- C.Mác về đầu tư tư bản ra nước ngoài

Khi nghiên cứu quá trình sản xuất hay đầu tư tư bản chủ nghĩa (TBCN), C.Mác đã vạch ra rằng: Bản chất (nội dung) của sự tích luỹ tư bản là sự bóc lột giá trị thặng dư. Thực chất của quá trình sản xuất ra tư bản là quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư và ngược lại, quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư cũng là quá trình sản xuất ra tư bản ngày càng lớn. Vì rằng, với lao động thặng dư của mình trong năm, giai cấp công nhân đã tạo ra một tư bản, tư bản này năm sau lại sẽ muốn thêm một số lao động mới. Đó chính là cái mà người ta gọi là "tư bản đẻ

ra tư bản" [39, tr.38]. Và trong quá trình ấy, "... Nếu ta cố định những hình thái biểu hiện đặc biệt mà một giá trị đang tăng lên lần lượt mang lấy trong vòng đời của nó, thì chúng ta sẽ đi đến những định nghĩa như sau: tư bản là tiền, tư bản là hàng hoá" [40, tr.291].

Khi nghiên cứu quá trình sản xuất và lưu thông TBCN, C.Mác chỉ ra rằng: Mục tiêu lớn nhất của hoạt động đầu tư sản xuất - kinh doanh của các nhà tư bản "không những là để tái sản xuất số tư bản đã ứng ra, mà là để sản xuất ra một giá trị dôi ra so với tư bản ấy" [39, tr.69], tức là giá trị thặng dư hay lợi nhuận.

Lợi nhuận mà nhà tư bản thu được là do chỗ hắn bán một cái mà hắn đã không phải trả tiền. "Giá trị thặng dư hay lợi nhuận, chính là phần giá trị dôi ra ấy của giá trị hàng hoá so với chi phí sản xuất của nó, nghĩa là phần dôi da của tổng số lượng lao động chứa đựng trong hàng hoá so với số lượng lao động được trả công chứa đựng trong hàng hoá" [39, tr.71-72].

Để đo lường hiệu quả đầu tư của tư bản hay lợi nhuận, C.Mác dùng tỷ suất lợi nhuận, coi đó là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn (tư bản) sản xuất. Do đó, những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận, đồng thời cũng ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư tư bản, mà trực tiếp là lợi nhuận. C.Mác giải thích: Trong quá trình lưu thông hàng hoá, khi giá trị thặng dư (m) đã chuyển hoá thành lợi nhuận thì tỷ suất giá trị thặng dư (m') cũng chuyển hoá thành tỷ suất lợi nhuận (p').Tỷ suất giá trị thặng dư và tỷ suất lợi nhuận đều là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư sản xuất và kinh doanh của các đơn vị kinh tế.

Nếu tỷ suất giá trị thặng dư là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tư bản khả biến (v) trong việc tạo ra giá trị thặng dư (m) hay lợi nhuận (p), thì tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ tư bản hay tổng tư bản cũng trong việc tạo ra giá trị thặng dư hay lợi nhuận đó.

C.Mác viết: "Đó là hai cách đo lường khác nhau đối với cùng một lượng, chúng biểu thị hai tỷ lệ hay hai tỷ số khác nhau của cùng một lượng, do dùng thước đo khác nhau" [39, tr.72].

Lý thuyết về tỷ suất lợi nhuận của C.Mác có giá trị rất cao trong nhận thức khoa học về đánh giá hiệu quả đầu tư. Lý thuyết này, hiện nay vẫn còn nguyên giá trị được người ta vận dụng rất phổ biến trong thực tiễn việc đánh giá hiệu quả của

các hoạt động ĐTNN cả tầm vi mô và vĩ mô, ở cả khu vực tư nhân và cả khu vực nhà nước.

- V.I.Lênin về nguyên nhân xuất khẩu tư bản

Kế thừa và phát triển học thuyết của C.Mác và Ph.Ăngghen cùng với những nghiên cứu về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản (CNTB) ở cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, V.I.Lênin đã rút ra một kết luận quan trọng đó là: "... Việc tập trung sản xuất đẻ ra tổ chức độc quyền thì nói chung lại là một quy luật phổ biến và cơ bản trong giai đoạn hiện nay của chủ nghĩa tư bản" [32, tr.402] và V.I.Lênin cho rằng việc CNTB mới - chủ nghĩa đế quốc, trong đó độc quyền giữ địa vị thống trị - thay thế CNTB cũ trong đó chế độ tự do cạnh tranh thống trị, là đặc trưng (hay biểu hiện) cơ bản nhất của giai đoạn phát triển hiện đại của CNTB. Nó nói lên bản chất kinh tế của CNTB trong giai đoạn phát triển mới, trong đó quan hệ sản xuất TBCN vận động dưới hình thức mới, trong cái vỏ vật chất của nó là tổ chức độc quyền.

Hoạt động FDI, theo quan niệm của Lênin là xuất khẩu "tư bản thừa", là hoạt động kinh tế chịu tác động và chi phối của các quy luật kinh tế. FDI là hoạt động kinh tế mang tính khách quan, khi quá trình tích tụ và tập trung sản xuất đã đạt được một trình độ nhất định, khi lực lượng sản xuất đã phát triển vượt khỏi biên giới quốc gia. V.I.Lênin đề cập vấn đề xuất khẩu tư bản như một đặc điểm kinh tế cơ bản của CNTB độc quyền. Người cho rằng đến giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, xuất khẩu tư bản trở thành cần thiết đối với CNTB, vì quá trình tích tụ và tập trung tư bản là điều kiện rất quan trọng cho sự phát triển của tư bản và sự "thừa tư bản" như là một tất yếu. "Tư bản thừa" ở đây có tính chất tương đối, tức là thừa so với lợi nhuận thấp nếu phải đầu tư trong nước, nhưng nếu đầu tư ra nước ngoài thì tỷ suất lợi nhuận sẽ cao hơn.

Chừng nào "CNTB vẫn còn là CNTB, thì số tư bản thừa vẫn còn chuyên dụng không phải để nâng cao mức sống của người lao động trong một quốc gia nhất định, vì như thế nó sẽ làm giảm bớt lợi nhuận của bọn nhà tư bản, mà là để tăng thêm lợi nhuận đó bằng cách xuất khẩu tư bản ra nước ngoài, vào những nước đang phát triển và kém phát triển. Tuy nhiên các nước này, lợi nhuận thường cao, vì tư bản còn ít, giá đất đai tương đối không là bao, tiền công hạ, nguyên liệu rẻ" [33, tr.456].

Trong chính sách kinh tế mới năm 1921, V.I.Lênin đặt vấn đề là phải sử dụng kinh tế tư bản nhà nước, vì kinh tế tư bản nhà nước đã đạt đến trình độ phát triển cao, làm xuất hiện các nhân tố với tư cách là tiền đề cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH), vì nếu không có kỹ thuật của tư bản được xây dựng trên những phát minh của khoa học hiện đại, không có một tổ chức nhà nước mạnh có năng lực quản lý nền kinh tế vĩ mô thì không thể nói đến xã hội chủ nghĩa được. V.I.Lênin chỉ ra một số hình thức của kinh tế tư bản nhà nước, như: Tô nhượng, cho tư bản thuê tài sản của nhà nước Xô Viết, công ty hợp doanh... thông qua những hình thức này để thu hút vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài để xây dựng CNXH. Người viết: khi thu nhập (xem là từ gì đây?) CNTB nhà nước dưới hình thức tô nhượng, chính quyền Xô-viết tăng cường được nền đại sản xuất đối lập với nền tiểu sản xuất, nền sản xuất tiên tiến đối lập với nền sản xuất lạc hậu... và lực lượng sản xuất phát triển, số lượng sản phẩm tăng lên ngay hoặc trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, trong đó, nhà tư bản họ kinh doanh theo phương thức tư bản để lấy lợi nhuận cao hơn hoặc để có được nguyên liệu,... mà không thể tìm được hoặc khó tìm được bằng cách khác. Như vậy, ngay trong điều kiện chính trị, KT-XH của thế giới lúc này (thiên niên kỷ 20 của thế kỷ 20), V.I.Lênin khẳng định, FDI và viện trợ phát triển chính thức nước ngoài đã là nhân tố có vai trò thúc đẩy sự phát triển nói chung và phát triển nền sản xuất xã hội nói riêng của các bên liên quan đến hoạt động FDI.

Như vậy, xuất khẩu tư bản theo quan niệm của V.I. Lênin (tức là đầu tư nước ngoài) vẫn là một xu hướng khách quan của kinh tế thế giới. Mặc dù hình thức và xu hướng vận động của ĐTNN trong mấy chục năm qua đã có những thay đổi cơ bản, nhưng việc xuất khẩu tư bản để thu lợi nhuận của CNTB vẫn tồn tại. Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay đòi hỏi các nước chậm phát triển (như CHNCND Lào) không thể đứng ngoài xu thế này được (toàn cầu hóa), đòi hỏi phải thiết lập môi trường đầu tư thuận lợi (và phù hợp với điều kiện KT-XH của Lào) để thu hút vốn FDI, nhằm thúc đẩy sự phát triển KT-XH của Lào, qua đó rút ngắn khoảng cách tụt hậu với các quốc gia trên thế giới.

Một phần của tài liệu Luận án SOMSACK SENGSACKDA (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w