- Đối với chủ ĐTNN là nhà nước xuất khẩu vốn, thì ngoài mục tiêu lợi nhuận, khi quyết định đầu tư ra nước ngoài chính phủ của những nước đó còn đặt ra
2.2.1.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần chuyển giao công nghệ kinh nghiệm quản lý cho nước tiếp nhận đầu tư
nghệ kinh nghiệm quản lý cho nước tiếp nhận đầu tư
FDI cung cấp công nghệ mới cho sự phát triển. Có thể nói công nghệ là yếu tố quyết định tốc độ tăng trưởng và sự phát triển của mọi quốc gia, đối với các nước đang phát triển thì vai trò này càng được khẳng định. Bởi vậy, tăng cường khả năng công nghệ luôn là một trong những mục tiêu ưu tiên phát triển hàng đầu của mọi quốc gia. Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu này đòi hỏi không chỉ cần nhiều vốn mà còn phải có một trình độ phát triển nhất định của khoa học - kỹ thuật. Đầu tư trực tiếp nước ngoài được coi là nguồn quan trọng để phát triển khả năng công nghệ của nước chủ nhà. Vai trò này được thể hiện qua hai khía cạnh chính là chuyển giao công nghệ sẵn có từ bên ngoài vào và sự phát triển khả năng công nghệ của các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng của nước chủ nhà. Đây là những mục tiêu quan trọng được nước chủ nhà mong đợi từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Chuyển giao công nghệ thông qua con đường FDI thường được thực hiện chủ yếu bởi các TNC, dưới các hình thức chuyển giao trong nội bộ giữa các chi nhánh của một TNC và chuyển giao giữa các chi nhánh của các TNC. Phần lớn công nghệ được chuyển giao giữa các chi nhánh của các TNC sang nước chủ nhà (nhất là các nước đang phát triển) được thông qua các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và các doanh nghiệp liên doanh mà bên nước ngoài nắm phần lớn cổ phần dưới các hạng mục chủ yếu như tiến bộ công nghệ, sản phẩm công nghệ, công nghệ thiết kế và xây dựng, kỹ thuật kiểm tra chất lượng, công nghệ quản lý, công nghệ marketing.
Thực tế cho thấy, các nước tiếp nhận FDI đã được cải thiện đáng kể trình độ kỹ thuật công nghệ. Trong thập kỷ 60, lĩnh vực lắp ráp xe hơi và điện tử Hàn Quốc còn yếu kém, họ phải tiếp nhận công nghệ của Mỹ, Nhật và một số nước khác. Sau đó, đến thập kỷ 90 của thể kỷ trước, Hàn Quốc đã trở thành một trong
những nước hàng đầu của thế giới về xuất khẩu ô tô và điện tử. Đồng thời, trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp liên doanh, để khai thác tốt nguồn vốn, chuyển giao công nghệ trở thành tất yếu.
Mặt khác, trong quá trình sử dụng các công nghệ nước ngoài (nhất là ở các doanh nghiệp liên doanh) các doanh nghiệp trong nước học được cách thiết kế, chế tạo từ công nghệ nguồn, sau đó cải biến cho phù hợp với điều kiện sử dụng của nước mình. Đây là một tác động tích cực quan trọng của FDI đối với việc phát triển công nghệ ở các nước đang phát triển.