nói về mô hình phát triển quốc gia của Thái Lan được xác định bằng 4 lĩnh vực: (1) phát triển nông nghiệp sản xuất hiện đài, sản phẩm có giá trị tăng cao, (2) phát triển công nghiệp nhẹ, gia công cho nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài, (3) đầu tư công nghiệp nặng như xe hơi, lọc hóa dầu và gia tăng hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D) tại các xưởng sản xuất để tạo ra những sản phẩm tầm cỡ quốc tế,
(4) phát triển kinh tế tri thức và kinh tế dịch vụ. Từ đó đưa ra các phương pháp cụ thể để hiện thực hóa tham vọng nói trên.
1.2.3. Một số công trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc ở Trung Quốc
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một bộ phận nguồn lực quan trọng cho hoạt động sản xuất và tăng trưởng kinh tế. Bởi vậy, từ trước đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề này. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau về FDI vào Trung Quốc như:
- Liu Dongyi (1991), "An analysis of Foreign Direct Investment in China’s special Economics Zone" [34]. Trong luận án tác giả đã nghiên cứu về nguyên nhân và yếu tố thu hút FDI, đối với nhà ĐTNN, đặc biệt là nhà đầu tư của Hồng Kông, Nhật Bản và Hoa Kỳ tại Trung Quốc. Tác giả đã tiến hành phỏng vấn các nhà đầu tư hoặc người đại diện cho các Công ty đầu tư, chia người trả lời phỏng vấn thành 3 nhóm: (1) Theo tình trạng của công ty, đó là công ty có công nghệ cao, công ty kinh doanh sản xuất để xuất khẩu và công ty không được hưởng ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc; (2) Phân theo các nước, đó là Hồng Kông, Nhật Bản và Mỹ; (3) Phân theo ngành đầu tư, đó là công nghiệp may mặc, công nghiệp điện tử, công nghiệp cơ khí và công nghiệp hóa chất. Công trình nghiên cứu này đã tiếp cận vấn đề tạo lập môi trường đầu tư dưới góc độ xây dựng các giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI.