- Vùng đồng bằng sông Mê Kông: Gồm 7 huyện với diện tích là 1.135.500 ha, chiếm 74% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, có độ cao từ 75 120 mét so với mực
3.1.2. Những khó khăn trong thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngòai ở tỉnh Chăm Pa Sắc
ở tỉnh Chăm Pa Sắc
Một là, vị trí địa lý của Lào nói chung, tỉnh Chăm Pa Sắc nói riêng nằm sâu trong nội địa, không có biển là yếu tố không thuận lợi đối với các hoạt động kinh tế, đặc biệt là các hoạt động FDI. Đây là một yếu tố khiến cho việc thu hút FDI khó khăn hơn, vì các hoạt động kinh tế nói chung, đặc biệt là các hoạt động đầu tư của các nhà ĐTNN nói riêng thường gắn liền với các hoạt động trao đổi buôn bán, vận chuyển hàng hoá. Việc trao đổi vận chuyển hàng hoá qua đường biển thường có chi phí thấp. Theo đó việc thu hút FDI sẽ khó hơn so với những nước có biển, thuận tiện trong vận chuyển hàng hải...
Hai là, tỉnh Chăm Pa Sắc chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, sản xuất nhỏ phân tán, mang nặng đặc tính sản xuất tự nhiên, tự cấp tự túc. Chất lượng hàng nông sản thấp, năng suất lao động trong nông nghiệp chưa cao. Công nghiệp còn nhỏ bé, công nghệ còn lạc hậu, các doanh nghiệp sản xuất còn ít, nhỏ. Trình
độ quản lý trong nền kinh tế thị trường còn hạn chế. Điều này cho thấy điểm xuất phát của nền kinh tế tỉnh Chăm Pa Sắc thấp, trình độ phát triển của nền kinh tế chưa cao. Do đó, đây là một yếu tố có ảnh hưởng không thuận đối với việc thu hút FDI vào tỉnh Chăm Pa Sắc.
Ba là, quy mô nền kinh tế nhỏ bé, thu nhập thấp, mức sống dân cư thấp. GDP bình quân đầu người của tỉnh Chăm Pa Sắc thấp dưới mức nghèo của thế giới. Theo đó, sức mua của dân cư không cao, mức tiêu dùng của dân cư chưa đủ tạo sức bật mới về cầu để kích thích sản xuất phát triển. tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp; người lao động chưa năng động, chưa quen làm việc trong môi trường sản xuất tập trung quy mô lớn... đây là những khó khăn không hấp dẫn đối với nhà ĐTNN.
Bốn là, khu vực tự cung tự cấp trong nền kinh tế còn nhiều. Thị trường chưa phát triển. Môi trường thị trường hỗ trợ cho sản xuất, đầu tư còn yếu. Hệ thống tài chính, tiền tệ còn những yếu kém, bất cập. Đây cũng là một hạn chế, ảnh hưởng tới thu hút FDI vào tỉnh Chăm Pa Sắc.
Năm là, một số quy định chức năng trong bộ máy QLNN chưa hợp lý; thực hiện quy định chức năng của từng cơ quan trong bộ máy QLNN chưa tốt; thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng trong thực thi chính sách đối với FDI đã hạn chế hiệu quả trong thực hiện FDI.
Sáu là, sự cạnh tranh gay gắt về thu hút FDI giữa các nước cũng như địa phương trong khu vực hiện là một thách thức đối với việc thu hút FDI vào tỉnh Chăm Pa Sắc. Hiện phải cạnh tranh rất khó khăn với Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan,... trong việc thu hút FDI. Những nước trong khu vực có tiềm lực mạnh về kinh tế, Luật họ rất thoáng và đặc biệt, nhiều nước trong khu vực có dân số đông, là thị trường rất hấp dẫn các nhà ĐTNN.
Như vậy có thể thấy rằng, Việc thu hút và sử dụng FDI ở tỉnh Chăm Pa Sắc để phát triển KT-XH cần quan tâm tới những thuận lợi và khó khăn để có thể khai thác những thuận lợi, đồng thời có biện pháp vượt qua những khó khăn đó.
3.2. KHÁI QUÁT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở TỈNH CHĂMPA SẮC GIAI ĐOẠN (2006 - 2018)