- Vùng đồng bằng sông Mê Kông: Gồm 7 huyện với diện tích là 1.135.500 ha, chiếm 74% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, có độ cao từ 75 120 mét so với mực
3.1.1.2. Tình hình kinh tế-xã hộ
-Về kinh tế: Chăm Pa Sắc là trung tâm quan trọng trong quá trình phát triển KT-XH của các tỉnh miền Nam, có lợi thế thu hút vốn đầu tư vào phát triển KT-XH vùng miền Nam. Chăm Pa Sắc phát triển kinh tế đạt được nhịp độ tăng trưởng khá và liên tục, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong giai đoạn thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm lần thứ VI (2006-2010) của tỉnh Chăm Pa Sắc là: 9,5% là một kết quả đáng khích lệ.
Phân tích về mặt kinh tế qua các năm trong giai đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ VI (2006-2010) cho ta thấy kinh tế tỉnh Chăm Pa Sắc ở trạng thái ổn định và tăng trưởng liên tục, là cơ sở để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
dịch vụ, nông nghiệp và công nghiệp. Trong đó FDI đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình tăng trưởng kinh tế của Tỉnh.
Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Chăm Pa Sắc giai đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ VI (2006-2010)
Đơn vị tính: % Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Chỉ tiêu GDP (toàn tỉnh) 9,3 9 9,6 10,3 9,5 Nông nghiệp 4,5 3,6 3,7 4,2 4,3 Công nghiệp 14,3 15,1 16,4 15,8 17 Dịch vụ 15,9 16,9 17,5 18 18,8
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Chăm Pa Sắc năm 2011 [64, tr.5]. Trong 5 năm (2011-2015), kinh tế của tỉnh Chăm Pa Sắc phát triển liên tục
với tốc độ tăng trưởng GDP khá cao, Tổng đầu tư của nhà ĐTNN và tư nhân trong nước đã tăng đáng kể. Cơ cấu các ngành kinh tế đã thay đổi khá nhiều, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong giai đoạn thực hiện kế hoạch phát triển KT- XH 5 năm lần thứ VII (2011-2016) của tỉnh Chăm Pa Sắc là: 11.08%
Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Chăm Pa Sắc giai đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ VII (2011-2015)
Đơn vị tính: % Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Chỉ tiêu GDP (toàn tỉnh) 10,8 11,5 10,9 11,2 11 Nông nghiệp 1,5 6,6 2,7 2,5 3,6 Công nghiệp 17 14,7 14 15,3 15,74 Dịch vụ 19 11 17 15 15,8
Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ VIII (2016-2020) Trong 2 năm đầu (2016-2018), kinh tế của tỉnh Chăm Pa Sắc phát triển liên tục với tốc độ tăng trưởng GDP năm 2016 là 8,1% năm 2017 là 7,9%.
Việc phát triển kinh tế của tỉnh Chăm Pa Sắc trong những năm gần đây có bước phát triển đáng kể. Năm 2006 thu nhập bình quân tính theo đầu người là 445 USD/người, năm 2010 là 1.029 USD/người, năm 2015 là 2.005USD/người, và năm 2018 là 2.587 USD/người.
Đơn vị tính: USD
Biểu đồ 3.1: GDP trung bình đầu người giai đoạn 2006 - 2018 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Chăm Pa Sắc giai đoạn (2006-2018) [70, tr.5, 7, 9].
Cơ cấu kinh tế của tỉnh Chăm Pa Sắc có bước phát triển theo hướng tích cực năm 2006 tỷ trọng các ngành kinh tế là: nông nghiệp chiếm 50,1%, công nghiệp chiếm 24,2%, dịch vụ chiếm 25,7%, năm 2011 nông nghiệp chiếm 42,2%, công nghiệp chiếm 28,3%, dịch vụ chiếm 29,5% và năm 2018 là: nông nghiệp chiếm 31,9%, công nghiệp chiếm 32,1% và dịch vụ chiếm 36,0% [69, tr.11].
Mặc dù kinh tế có sự phát triển, thu nhập bình quân tương đối cao, tốc độ tăng trưởng khá và liên tục, và là một trong nhóm các tỉnh có KT-XH phát triển, nhưng trong địa bàn vẫn còn có gia đình nghèo và hàng năm phấn đấu giải quyết
việc làm cho 2.939 lao động (tính cho toàn tỉnh), năm 2018 toàn tỉnh còn có 779 hộ gia đình nghèo chiếm 0.7% so với hộ gia đình toàn tỉnh [78, tr.5].
-Về xã hội: Công tác giáo dục đã có chuyển biến quan trọng, hiện nay toàn tỉnh có 1.130 trường học, 5.871 phòng học, 8.197 giáo viên, 136.998 học sinh. Chăm Pa Sắc được coi là trung tâm giáo dục - đào tạo của miền Nam. Bên cạnh đó Chăm Pa Sắc còn có trường dạy nghề kỹ thuật, đào tạo kỹ năng và các trường trực thuộc Trung ương như: Trường Đại học Chăm Pa Sắc, Trường Cao đẳng Sư phạm Pakxê, Trường Cao đẳng Y, Trường Cao đẳng Tài chính vùng Nam Lào, Trường cao đẳng Nông nghiệp vùng Nam Lào, Trường Cao đẳng Kỹ thuật vùng Nam Lào, Trường Trung cấp An ninh vùng Nam Lào, Trường Trung cấp Quan sự và 11 trường nghề của các tổ chức tư nhân [61, tr.7].
Về Y tế chăm sóc sức khoẻ nhân dân, Toàn tỉnh có 11 bệnh viện, trong đó có một bệnh viện tỉnh với 295 giường bệnh, 10 bệnh viện huyện với 210 giường bệnh và 89 trạm y tế với 231 giường bệnh. Bên cạnh đó tỉnh có 1 trường cao đẳng Y và xí nghiệp sản xuất thuốc. Nhờ đó việc khám chữa bệnh có chuyển biến tốt, số dân sử dụng nước sạch 92% tuổi thọ bình quân 65 tuổi [89, tr.9].
Đời sống của nhân dân được cải thiện, hiện có 89% dân cư có vô tuyến truyền hình xem ở nhà, có đài phát thanh - đài truyền hình công cộng. An ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo, công tác đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội, phòng chống các vi phạm về kinh tế được tăng cường, tạo điều kiện cho việc phát triển nội lực, thu hút các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế của tỉnh Chăm Pa Sắc.