Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Chăm Pa Sắc

Một phần của tài liệu Luận án SOMSACK SENGSACKDA (Trang 80 - 83)

- Đối với chủ ĐTNN là nhà nước xuất khẩu vốn, thì ngoài mục tiêu lợi nhuận, khi quyết định đầu tư ra nước ngoài chính phủ của những nước đó còn đặt ra

2.3.5. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Chăm Pa Sắc

Qua nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm của các địa phương trên đây, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể vận dụng cho tỉnh Chăm Pa Sắc nước CHDCND Lào, như sau:

Thứ nhất, bảo đảm một môi trường kinh tế, chính trị ổn định là cơ sở để tăng cường FDI. Khi nhà ĐTNN quyết định bỏ vốn đầu tư dài hạn, ổn định chính trị và kinh tế là vấn đề quan tâm hàng đầu, đặc biệt là với các nước mới chuyển đổi cơ chế nền kinh tế như Lào... Ổn định chính trị, kinh tế tăng trưởng bền vững với tốc độ cao khiến cho nước nhận đầu tư có môi trường đầu tư hấp dẫn các nhà ĐTNN hơn. Sự ổn định này không chỉ là điều kiện quan trọng đảm bảo an toàn vốn đầu tư mà còn có vai trò to lớn để đảm bảo sự ổn định nền kinh tế, nhờ đó giảm khả năng rủi ro đầu tư. Đây là những mối quan tâm hàng đầu của các nhà ĐTNN tại tỉnh Chăm Pa Sắc nước CHDCND Lào.

Thứ hai, dưới góc độ của địa phương cấp tỉnh, cần có nhãn quan nhạy bén nắm bắt thời cơ, thuận lợi, thấy rõ những khó khăn, thách thức của địa phương

mình để đề ra được chủ trương, biện pháp, chính sách đúng đắn, kịp thời, tập trung nguồn lực, giải quyết dứt điểm. Chủ trương, biện pháp, chính sách khi đã đề ra phải được quán triệt thông suốt, đầy đủ từ cấp tỉnh xuống đến cấp cơ sở, tạo ra sự thống nhất và quyết tâm cao nhất trong việc tổ chức thực hiện, bảo đảm sự thành công của biện pháp chính sách.

Thứ ba, công tác chỉ đạo, điều hành phải thông suốt, thống nhất, có nền nếp, kỷ cương trong bộ máy công quyền, tạo được niềm tin và độ tin cậy đối với nhà đầu tư. Phải luôn luôn hướng về nhà đầu tư và doanh nghiệp để nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư. Mọi thủ tục hành chính phục vụ cho hoạt động đầu tư phải gọn nhẹ, không làm tăng chi phí, gây phiền hà, sách nhiễu cho nhà đầu tư.

Thứ tư, về trình độ phát triển của nền kinh tế là mức độ phát triển về quản lý kinh tế vĩ mô, kết cấu hạ tầng, cơ sở hạ tầng, chất lượng cung cấp dịch vụ cho các hoạt động kinh doanh của các nhà ĐTNN và mức độ cạnh tranh của nước chủ nhà. Có thể nói, đây là các yếu tố có tác động mạnh hơn các chính sách khuyến khích ưu đãi về tài chính của nước tiếp nhận đầu tư đối với các nhà ĐTNN.

Thứ năm, chuẩn bị nguồn nhân lực để tiếp thu nguồn vốn FDI. Nâng cao trình độ chất lượng của nguồn nhân lực cũng là một bài học kinh nghiệm của các nước, các địa phương trong thu hút và sử dụng hiệu quả vốn FDI. Những nước này là nước có lợi thế lớn về tài nguyên thiên nhiên và lao động lành nghề với giá rẻ. Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý các dự án FDI, công chức nhà nước về mọi mặt đáp ứng yêu cầu tăng cường công tác quản lý hoạt động đầu tư của các nhà ĐTNN.

Thứ sáu, thống nhất môi trường pháp lý. Sự thống nhất giữa đầu tư trong nước và FDI là chủ trương để xây dựng mặt bằng pháp lý cho doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI cũng như để phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong quá trình hoàn thiện khung pháp luật về FDI, các nước đã từng bước xoá bỏ một số quy định mang tính phân biệt không cần thiết giữa các quy định của pháp luật về FDI và đầu tư trong nước để hướng đến việc tạo lập một “sân chơi” bình đẳng cho cả nhà đầu tư trong nước và nhà ĐTNN.

Thứ bảy, có tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác kinh tế đối ngoại nói chung và FDI nói riêng tinh thông về nghiệp vụ, am hiểu về kinh tế đối ngoại, trong sạch về phẩm chất, đạo đức. Vì đây chính là cầu nối quan trọng giữa nhà đầu tư nước ngoài với địa phương, là nguyên nhân của mọi nguyên nhân thành công hay thất bại.

Thứ tám, tăng cường vai trò điều tiết, quản lý của Nhà nước đối với việc phát huy tối đa các tác động tích cực của FDI và hạn chế những tác động tiêu cực mà FDI mang lại. Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc quy hoạch chiến lược tổng thể phát triển đất nước, xác định mục tiêu cho từng thời kỳ, trên cơ sở đó bố trí cơ cấu vốn đầu tư một cách hợp lý, khuyến khích FDI vào những ngành, những vùng theo mục đích định hướng. Cùng với đẩy mạnh tiến trình cải cách nền hành chính quốc gia, tăng cường công tác quản lý, công tác kiểm tra, giám sát của Nhà nước theo quy định của pháp luật đối với hoạt động FDI.

Tóm lại, thành công của các nước và một số địa phương nói trên về việc phát huy những tác động tích cực của FDI và hạn chế tồn tại trong việc sử dụng FDI với phát triển KT-XH là việc tạo dựng và giữ gìn một môi trường đầu tư ổn định về kinh tế, chính trị, cơ sở hạ tầng vững chắc thuận lợi với một lực lượng lao động có kỹ năng. Chính vì vậy, dòng vốn FDI từ các nước phát triển ngày càng ổn định vào các nước này.

Chương 3

Một phần của tài liệu Luận án SOMSACK SENGSACKDA (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w