Những kết quả đạt được trong thuhút và sử dụng nguồn vốn FD

Một phần của tài liệu Luận án SOMSACK SENGSACKDA (Trang 101 - 104)

- Vùng đồng bằng sông Mê Kông: Gồm 7 huyện với diện tích là 1.135.500 ha, chiếm 74% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, có độ cao từ 75 120 mét so với mực

3.2.2.1. Những kết quả đạt được trong thuhút và sử dụng nguồn vốn FD

Chiêng là hai huyện có tiềm năng về nông nghiệp được coi là đất đỏ cao nguyên Pắc Xong Bo Lô Vên, còn Pắc Sê là nơi tập trung của các dự án dịch vụ và công nghiệp vì có điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi. Còn huyện Su Khu Ma, Chăm Pa Sắc và Mun Lạ Pa Môc nhận được vốn đầu tư nước ngoài rất ít, vì kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phát triển ở mức thấp, không thuận lợi trong việc vận chuyển thị trường tiêu thụ hàng hoá. Còn huyện Khổng 3 năm gần đấy (2016-2018) nhận được dự án đầu tư FDI với số lượng khá lớn như dự án xây dựng thủy điện và các dự án nằm trong đặc khu kinh tế (Mạ hả nạ thi sỉ thăn đon).

3.2.2. Đánh giá tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnhChăm Pa Sắc Chăm Pa Sắc

3.2.2.1. Những kết quả đạt được trong thu hút và sử dụng nguồn vốnFDI FDI

Thực hiện FDI ở tỉnh Chăm Pa Sắc trong thời gian qua đã đạt được những thành công đáng khích lệ như sau:

Một là, tỉnh Chăm Pa Sắc tạo môi trường đầu tư cho các hoạt động đầu tư nói chung và FDI nói riêng. Hệ thống pháp luật ngày càng được thực

hiện và hoàn thiện hơn, đã có tác động thu hút FDI vào tỉnh Chăm Pa Sắc ngày càng tăng lên. Đặc biệt, Luật khuyến khích đầu tư sửa đổi bổ sung 2009 có nhiều thay đổi hấp dẫn và có tác động tích cực đối với thu hút FDI vào tỉnh Chăm Pa Sắc. “Tính đến năm 2018 các dự án FDI có 286 dự án với tổng số vốn là đăng ký là 27.526,92 tỷ kíp, đây là con số rất lớn góp phần cho phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh” [72, tr.13].

Hai là, tỉnh Chăm Pa Sắc đã thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH cho từng thời kỳ như kế hoạch phát triển KT-XH lần thứ IV, V, VI, đặc biệt kế hoạch phát triển KT-XH lần thứ VII (từ năm 2011đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020) Từ những cơ sở đó Tỉnh Chăm Pa Sắc đã xác định mục tiêu, nhu cầu về vốn; xác định được các ngành, lĩnh vực, địa bản, vùng cần ưu tiên, khuyến khích FDI, xác định các bước đi, các công việc cần làm cho công tác thu hút và sử dụng FDI đạt hiệu quả.

Ba là, vốn FDI vào tỉnh Chăm Pa Sắc đã bổ sung quan trọng vào nguồn vốn cho đầu tư phát triển. “Tính đến năm 2018 tổng số vốn đầu tư toàn xã hội tại tỉnh Chăm Pa Sắc là 39.272,58 tỷ kíp trong đó vốn FDI là 27.526,92 tỷ kíp, chiếm 70,09%” [72, tr.28]. Vốn FDI, có sự tăng nhanh qua các năm, là nguồn bù đắp quan trọng cho cân bằng cán cân vốn của Nhà nước, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Đồng thời, các doanh nghiệp FDI đã sản xuất và xuất khẩu hàng hoá, tăng nguồn thu ngoại tệ và đóng góp rất quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu theo số liệu của tỉnh Chăm Pa Sắc năm 2018 xuất khẩu củ khu vực FDI là 587 triệu USD. “Tăng trưởng của khu vực FDI đã góp phần tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước mỗi năm khoảng 12,99% trong tổng thu ngân sách của tỉnh. Sự tăng trưởng FDI ở tỉnh Chăm Pa Sắc đã góp phần tạo việc làm tại các doanh nghiệp FDI là khỏang 2,43%” [73, tr.11], mỗi năm so với lực lượng lao động trong Tỉnh, góp phần đáng kể trong việc giảm thất nghiệp của tỉnh Chăm Pa Sắc hiện nay.

Bốn là, trình độ, năng lực thu hút và sử dụng FDI của cán bộ - công chức đã có nhiều tiến bộ rõ rệt. So với những năm đầu mới hội nhập. Cán bộ, công chức của địa phương có nhiều bước chuyển tích cực trong chỉ đạo và điều hành

chính sách thu hút FDI. Trình độ xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách đối với việc thu hút FDI của cán bộ đã được nâng lên một bước. Đồng thời, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của cán bộ - công chức đã được nâng cao. Chất lượng và phẩm chất của đội ngũ cán bộ - công chức trực tiếp giải quyết công tác thủ tục hành chính đã được nâng cao, có trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ. Tình trạng cửa quyền, sách nhiễu các doanh nghiệp của đội ngũ cán bộ - công chức trong thực hiện nhiệm vụ đã từng bước được hạn chế.

Năm là, đã ban hành và tổ chức thực hiện một hệ thống cơ chế quản lý, chính sách khuyến khích, ưu đãi FDI theo đúng pháp luật và được điều chỉnh phù hợp với điều kiện cụ thể trong từng thời kỳ của tỉnh Chăm Pa Sắc. Thủ tục cấp phép FDI vào Chăm Pa Sắc có thể nói là đã được cải tiến nhiều. Thời gian và thủ tục hành chính nhanh chóng hơn rất nhiều so với trước đây. Hiện nay, thời gian cấp phép đăng ký doanh nghiệp được quy định tối đa là mười ba ngày làm việc.

Sáu là, đã xây dựng được bộ máy nhà nước về thu hút FDI của địa phương ngày càng hoàn thiện và một đội ngũ cán bộ công chức về thu hút FDI ngày càng được nâng cao về chất lượng. Nhà nước đã có quy định cụ thể về chức năng của từng cơ quan trong bộ mày. Đồng thời, thực hiện phân cấp quản lý trong quản lý nhà nước về thu hút FDI. Bộ máy quản lý này đã giúp cho tỉnh Chăm Pa Sắc thu hút được luồng vốn FDI vào tỉnh và bảo đảm duy trì được hoạt động của các dự án FDI theo khuôn khổ pháp luật và định hướng trong chiến lược, quy hoạch phát triển KT-XH và đầu tư tại tỉnh Chăm Pa Sắc.

Bảy là, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động FDI đã đạt được một số kết quả quan trọng, bảo đảm cho FDI hoạt động theo quy định pháp luật và hướng tới mục tiêu đã đề ra. Trong thời gian qua kiểm tra, kiểm soát của cơ quan nhà nước đã phát hiện được nhiều sai phạm của các nhà ĐTNN như: vi phạm chính sách tiền công, tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội, giờ làm việc, bảo vệ môi trường. Qua kiểm tra, kiểm soát, các cơ quan chức năng đã thu hồi giấy phép của một số dự án FDI, nhất là các dự án không hiệu quả hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Những phân tích trên cho thấy, FDI với phát triển KT-XH ở tỉnh Chăm Pa Sắc trong những năm qua đã đạt được nhiều thành công quan trọng. Điều đó đã có

tác động tích cực tới nền kinh tế thông qua tác động của doanh nghiệp FDI được thu hút vào tỉnh Chăm Pa Sắc. Điều đó cũng có nghĩa là các mục tiêu tăng trưởng và hiệu quả của doanh nghiệp FDI với phát triển KT-XH được thực hiện khá tốt.

Một phần của tài liệu Luận án SOMSACK SENGSACKDA (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w