- Vùng đồng bằng sông Mê Kông: Gồm 7 huyện với diện tích là 1.135.500 ha, chiếm 74% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, có độ cao từ 75 120 mét so với mực
4.1.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hộ
Mục tiêu lâu dài của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở CHDCND Lào là xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH dựa trên khoa học và công nghệ tiên tiến, tạo ra lực lượng sản xuất mới với quan hệ sản xuất ngày càng tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đảm bảo quốc phòng an ninh, trật tự xã hội, phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng XHCN.
Thực hiện mục tiêu 2020 đưa đất nước Lào ra khỏi tình trạng kém phát triển đẩy mạnh phát triển KT-XH, trong những năm tới là đạt thu nhập bình quân là 2.520 USD trên đầu người, hệ thống cơ sở hạ tầng cần thiết về mặt KT-XH được xây dựng và phát triển toàn đất nước; nông lâm nghiệp có nền tảng vững chắc, công nghiệp và dịch vụ chiếm phần lớn trong tổng sản phẩm quốc dân, đời sống vật chất và tinh thần được củng cố và nâng cao về chất lượng với sự đảm bảo việc làm cho dân. Với mục tiêu trên thì mức tăng trưởng bình quân của GDP phải đạt 7,5%/năm. Tổng nguồn thu ngân sách mỗi năm là 23-25% GDP; trong đó ngân sách nhà nước chiếm 20-22% GDP [19, tr.90-91].
Cùng với mục tiêu phát triển KT-XH của nước CHDCND Lào. UBND tỉnh Chăm Pa Sắc đã đề ra mục tiêu tổng quát phát triển KT-XH của tỉnh Chăm Pa Sắc giai đoạn 2025.
Nỗ lực phấn đấu đưa Chăm Pa Sắc ra khỏi tình trạng kém phát triển, phát triển KT-XH bền vững kết hợp chặt chẽ với việc bảo vệ quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 8%/năm, thu nhập bình quân tính theo đầu người năm 2025 đạt trên 4.700 USD/người. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, đến năm 2025 nông nghiệp còn 21%, công nghiệp chiếm 37%, và dịch vụ có tỷ lệ cao hơn 42% của GDP [106, tr.14].
Chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh Chăm Pa Sắc là trở thành, Tỉnh lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế lớn của miền Nam, với vai trò là trung tâm thương mại dịch vụ và du lịch... Phấn đấu để trở thành một trong những địa phương đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH, tăng tỷ trọng công nghiệp, hướng mạnh vào công nghiệp chế biến, công nghiệp hàng tiêu dùng và cho xuất khẩu, tăng tỷ trọng dịch vụ du lịch, gắn với bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của tỉnh Chăm Pa Sắc bảo vệ sức khoẻ và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Gắn tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ công bằng xã hội, tạo nhiều việc làm cho người lao động, nâng cao trình độ dân trí. Tăng cường đầu tư vào các dịch vụ công cộng nhằm làm cho mức sống của tầng lớp dân cư tại thành thị và nông thôn ngày càng cao hơn. Phát huy sức mạnh của mọi thành phần kinh tế, tạo ra nội lực vững mạnh và môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng để thu hút vốn và công nghệ từ bên ngoài, tăng cường việc giao lưu kinh tế với các tỉnh trong nước và quốc tế. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển. Trong đó chú ý đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Có chính sách phát triển, sử dụng nhân tài, coi trọng ứng dụng thành tựu khoa học, phát huy truyền thống văn hoá của nhân dân Chăm Pa Sắc, sạch đẹp, dũng cảm, đoàn kết, chịu khó, có tính quy luật ngày càng được phát huy.