Quan trắc, thanh kiểm tra thường xuyên các cơ sở sản xuất trong việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường sinh thái Đầu tư, hỗ trợ kinh phí xây dựng

Một phần của tài liệu Luận án SOMSACK SENGSACKDA (Trang 145 - 147)

hành các quy định về bảo vệ môi trường sinh thái. Đầu tư, hỗ trợ kinh phí xây dựng các công trình xử lý môi trường tập trung. Tăng cường giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho: Người lao động, cán bộ quản lý

doanh nghiệp; ban quản lý các khu, cụm công nghiệp; cán bộ quản lý nhà nước về môi trường Công nghiệp…

- Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong đầu tư mới các công trình công nghiệp, trong khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên…[88, tr.12].

Trong thời gian tới cần nghiên cứu để đưa ra những chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với nhà đầu tư nước ngoài vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; tăng cường và khuyến khích sử dụng các dự án FDI đối với hoạt động bảo vệ môi trường như: trồng rừng, đầu tư vào xử lý rác thải và chất thải công nghệ.

4.2.3. Nhóm giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Chăm Pa Sắc tiếp nước ngoài ở tỉnh Chăm Pa Sắc

4.2.3.1. Tăng cường quản lý nhà nước đối với các danh nghiệp FDI

Công tác quản lý Nhà nước trong hoạt động FDI phải dựa trên nguyên tắc tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động và phát triển, phải coi trọng tính công khai, minh bạch và cùng có lợi, tránh xu hướng quá nặng về lợi ích của địa phương mà ảnh hưởng đến lợi ích của nhà đầu tư.Tạo điều kiện thuận lợi cho FDI trong việc tiếp cận với thị trường địa phương, triển khai dự án và thực hiện tốt việc giải ngân theo lượng vốn đầu tư đã cam kết thì hiệu quả mà các dự án đem lại mới đạt được tối ưu. Muốn vậy trong thời gian tới một số giải pháp mà tỉnh cần phải quan tâm là:

- Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là việc quản lý dự án FDI sau cấp giấy phép đầu tư. Hướng dẫn và phối hợp với các ban, ngành có liên quan đến giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc của nhà đầu tư, nhất là các vướng mắc khó khăn trong lĩnh vực đất đai, môi trường, xuất nhập khẩu. Tập trung một đầu mối quản lý vào Sở Kế hoạch và Đầu tư, đồng thời có sự phối hợp giữa các ngành và các đơn vị có liên quan. Đối với các dự án triển khai thực hiện, ngành liên quan của tỉnh Chăm Pa Sắc và đặc biệt là chính quyền địa phương cần tạo điều kiện thuận lợi và tích cực hỗ trợ chủ đầu tư tháo gỡ khó khăn.Đối với dự án đã đi vào khai thác, cần thực hiện tốt chế độ khen thưởng để động viên kịp thời các chủ đầu tư hoạt động có hiệu quả và thực hiện tốt các quy định của tỉnh, đồng thời có biện pháp thích hợp

để tháo gỡ khó khăn cho các dự án, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến thị trường tiêu thụ sản phẩm, các nghĩa vụ thuế. Đối với các dự án chưa triển khai và không có triển vọng thực hiện, UBND tỉnh Chăm Pa Sắc cần thu hồi giấy phép đầu tư, dành địa điểm cho các nhà ĐTNN khác. Bên cạnh đó cũng cần phải đẩy mạnh việc kiểm tra định kỳ, kiên quyết xử lý kể cả kiến nghị rút giấy phép đối với các doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng pháp luật. Phấn đấu nâng cao hơn nữa tỷ lệ vốn thực hiện và các lợi ích của nhà nước, coi đó là một chỉ tiêu chủ yếu đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI.

Một phần của tài liệu Luận án SOMSACK SENGSACKDA (Trang 145 - 147)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w