Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm cho nước tiếp nhận đầu tư

Một phần của tài liệu Luận án SOMSACK SENGSACKDA (Trang 66 - 67)

- Đối với chủ ĐTNN là nhà nước xuất khẩu vốn, thì ngoài mục tiêu lợi nhuận, khi quyết định đầu tư ra nước ngoài chính phủ của những nước đó còn đặt ra

2.2.1.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm cho nước tiếp nhận đầu tư

lực và tạo việc làm cho nước tiếp nhận đầu tư

FDI giúp phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm. Phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm là nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu của nhà đầu tư nước ngoài là thu được lợi nhuận tối đa củng cố chỗ đứng và duy trì thế cạnh tranh trên thị trường thế giới. Do đó, họ đặc biệt quan tâm đến việc tận dụng nguồn lao động rẻ ở các nước tiếp nhận đầu tư. Số lao động trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp FDI ngày càng tăng nhanh ở các nước đang phát triển. Ngoài ra, các hoạt động cung ứng dịch vụ và gia công cho các dự án FDI cũng tạo ra thêm nhiều cơ hội việc làm. Trên thực tế, các công ty nước ngoài thường đầu tư vào các ngành tập trung nhiều vốn và có tiền lương cao ở các nước phát triển. Ví dụ ở Mỹ, đối với các ngành công nghiệp có quy mô và trình độ cao, công nhân làm việc trong các công ty nước ngoài tại Mỹ có mức lương trung bình cao hơn gần 30% so với các công ty trong nước. Còn trong các ngành phi chế tạo, mức lương của các công ty nước ngoài ở Mỹ thường cao hơn 7 - 8 % so với các công ty trong nước của Mỹ.

Ở Việt Nam Theo kết quả Tổng điều tra lao động việc làm năm 2017 của Tổng cục Thống kê (TCTK) thuộc Bộ KH&ĐT, nếu năm 1995 cả nước mới có khoảng 330 nghìn lao động làm việc trong doanh nghiệp (DN) FDI, thì năm 2007 đã tăng lên khoảng 1,5 triệu người và đến cuối năm 2017 tăng lên gần 4 triệu lao động (chiếm 26% tổng số lao động khu vực DN). Mặc dù không tạo ra nhiều việc làm so với khu vực trong nước (chỉ chiếm khoảng 5% tổng lao động đang làm

việc), nhưng tốc độ tăng của lao động khu vực FDI khá cao, đạt bình quân 7,6%/năm giai đoạn 2005 - 2017, cao gấp gần 4 lần tăng trưởng lao động của nền kinh tế. Ngoài lao động trực tiếp, DN FDI còn gián tiếp tạo ra rất nhiều việc làm, đạt khoảng 5 - 6 triệu lao động gián tiếp [41].

FDI cũng có tác động tích cực trong phát triển nguồn nhân lực của nước chủ nhà thông qua các dự án đầu tư vào lĩnh vực đào tạo. Người lao động làm việc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có cơ hội học hỏi, nâng cao trình độ bản thân khi tiếp cận với công nghệ và kỹ năng quản lý tiên tiến. Từng bước tiếp cận được với khoa học kỹ thuật, công nghệ cao và có tác phong công nghiệp hiện đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các phương thức, kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Ngoài ra, FDI còn góp phần nâng cao phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống một bộ phận cộng đồng dân cư, đưa mức GDP đầu người tăng lên hàng năm. FDI còn có vai trò đáng kể đối với tăng cường sức khoẻ và dinh dưỡng cho người dân nước chủ nhà thông qua các dự án đầu tư vào ngành y tế, dược phẩm, công nghệ sinh học và chế biến thực phẩm...

Một phần của tài liệu Luận án SOMSACK SENGSACKDA (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w