Những nhân tố bên ngoà

Một phần của tài liệu Luận án SOMSACK SENGSACKDA (Trang 62 - 63)

- Đối với chủ ĐTNN là nhà nước xuất khẩu vốn, thì ngoài mục tiêu lợi nhuận, khi quyết định đầu tư ra nước ngoài chính phủ của những nước đó còn đặt ra

2.1.6.2. Những nhân tố bên ngoà

- Tình hình kinh tế thế giới

Tình hình kinh tế thế giới ảnh hưởng tới luồng di chuyển vốn quốc tế và ảnh hưởng tới FDI vào các nước trên thế giới, qua đó, ảnh hưởng tới thu hút FDI của các nước.

Kinh tế thế giới tăng trưởng tốt, nhu cầu đầu tư ở các nước tăng, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Các nhà ĐTNN cũng gia tăng tìm cơ hội đầu tư tại các nước khác. Tuy nhiên, khi kinh tế thế giới suy giảm, tình hình diễn ra theo chiều hướng ngược lại. Các nhà ĐTNN sẽ rút vốn về nước nhằm khắc phục những khó khăn của công ty của họ tại quê nhà. Điều đó khiến cho các nước nhận FDI khó khăn hơn khi ra các chính sách để thu hút FDI vào nước mình. Mặt khác, khi kinh tế thế giới khó khăn, luồng vốn FDI vào các nước nhận đầu tư suy giảm. Khi đó, giữa các nước tiếp nhận FDI diễn ra sự cạnh tranh quyết liệt để thu hút FDI. Điều đó, ảnh hưởng rất lớn tới chính sách, cơ chế thu hút FDI của nước tiếp nhận FDI.

- Chính sách của các nước tiếp nhận FDI và nước đầu tư

Sự cạnh tranh thu hút FDI giữa các nước không chỉ diễn ra khi kinh tế thế giới khó khăn, luồng vốn FDI vào các nước bị suy giảm mà còn diễn ra khi kinh tế thế giới tăng trưởng, luồng vốn FDI tăng lên dồi dào.

Nguồn vốn FDI dồi dào, điều đó không có nghĩa là các nhà ĐTNN không lựa chọn địa điểm đầu tư. Do đó, chính phủ các nước vẫn phải có chính sách cạnh tranh thu hút FDI với các nước khác. Do vậy, khi xây dựng chính sách và các cơ chế quản lý khác để thu hút FDI cho nước mình, chính phủ mỗi nước đều phải tham khảo, nghiên cứu chính sách thu hút FDI của các nước tiếp nhận đầu tư khác. Việc nghiên cứu chính sách của các nước khác trong thu hút FDI không chỉ để đưa ra một chính sách thu hút FDI cạnh tranh hơn cho nước mình mà còn giúp các nước có thể tham khảo kinh nghiệm thành công hoặc/và không thành công của các nước đó. Từ đó, chính phủ có thể đưa ra chính sách thu hút FDI cho nước mình một cách có hiệu quả hơn.

Chính phủ nước đầu tư có thể có chính sách hạn chế các nhà đầu tư nước họ đầu tư ra nước ngoài. Những hạn chế đó có thể là hạn chế về vốn, hạn chế loại công nghệ được mang đi đầu tư ở nước ngoài... Thậm chí, chính phủ các nước đầu

tư còn có thể quy định cấm các doanh nghiệp nước họ đầu tư vào một nước cụ thể nào đó do lý do về chính trị.

Khi xây dựng các chính sách thu hút FDI, chính phủ các nước tiếp nhận đầu tư thường phải tính tới chính sách của nước đầu tư để có thể tối ưu hóa chính sách, mang lại lợi ích lớn nhất cho nước mình qua thu hút FDI.

- Quy định của các tổ chức kinh tế thế giới liên quan đến FDI

Khi xây dựng pháp luật, chính sách liên quan đến FDI để thu hút FDI, chính phủ các nước thường quan tâm tới các quy định của các tổ chức kinh tế quốc tế liên quan đến FDI, đặc biệt là của các tổ chức kinh tế quốc tế mà nước đó tham gia.

Chẳng hạn, khi Lào tham gia WTO, các chính sách, luật pháp của Lào liên quan đến FDI được xây dựng trên cơ sở tuân thủ các cam kết của Lào liên quan đến FDI, khi tham gia WTO. Lào đã phải hoàn thiện hệ thống luật của Lào tương thích với những quy định của WTO liên quan đến FDI. Lào đã phải thực hiện nghĩa vụ đối xử tối huệ quốc (MFN) đối với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Lào...

Như vậy có thể thấy rằng, các yếu tố bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng tới FDI của nước tiếp nhận đầu tư. Hệ thống luật pháp, chính sách và cơ chế quản lý của nước tiếp nhận đầu tư được xây dựng, điều chỉnh thay đổi dựa trên các yếu tố đó. Đồng thời, các yếu tố đó tác động khiến các cơ chế, chính sách và pháp luật liên quan đến đầu tư đó phải thay đổi cho phù hợp và có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Luận án SOMSACK SENGSACKDA (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w