Theo quan điểm của các học giả khác

Một phần của tài liệu Luận án SOMSACK SENGSACKDA (Trang 44 - 50)

- Đặc biệt, hiện đang còn thiếu sự nghiên cứu một cách có hệ thống, bài bản và sâu sắc về cơ sở lý luận và thực tiễn của FDI tại CHDCND Lào Cho đến nay,

2.1.2.2. Theo quan điểm của các học giả khác

Cho đến nay, đã có nhiều lý thuyết được đưa ra để giải thích nguyên nhân hình thành FDI. Việc phân tích một số lý thuyết điển hình để rút ra những nhận

định khách quan về xu hướng phát triển các hình thức FDI là hết sức cần thiết trong công tác xây dựng chiến lược thu hút FDI vào các nước đang phát triển.

- Lý thuyết lợi nhuận cận biên của vốn

Lý thuyết lợi nhuận cận biên của vốn do Mác - Dougale (năm 1960) đã đưa ra mô hình lý thuyết dựa trên các giả định như [27, tr.61]

+ Thế giới chỉ có hai quốc gia.

+ Thị trường cạnh tranh hoàn hảo, đầu tư di chuyển từ nước có tỷ suất lợi nhuận thấp sang nước có tỷ suất lợi nhuận cao.

+ Không có sự hạn chế về đầu tư, vốn chuyển dịch hoàn toàn tự do giữa các quốc gia.

+ Thông tin hoàn hảo, người nhập khẩu vốn và xuất khẩu vốn về đều có thông tin đầy đủ về các hoạt động đầu tư. Việc nhập khẩu hoặc xuất khẩu vốn sẽ được thực hiện cho đến khi lợi nhuận cận biên bằng tỷ suất lợi nhuận bình quân trên thế giới.

+ Không có rủi ro và môi trường đầu tư được giữ ổn định.

Mác - Dougall cho rằng, dòng vốn đầu tư quốc tế sẽ di chuyển từ nơi có giá trị sản phẩm cận biên thấp sang nơi có giá trị sản phẩm cận biên cao. Việc di chuyển này làm thay đổi cơ cấu kinh tế của các nước có liên quan. Xét riêng với quốc gia tiếp nhận vốn, khối lượng sản phẩm của ngành tiếp nhận vốn tăng lên làm thay đổi tỷ trọng của các ngành trong nền kinh tế.

- Lý thuyết nội bộ hoá thị trường

Lý thuyết này giải thích sự tồn tại của FDI như là kết quả của việc các công ty thay thế các giao dịch thị trường bằng giao dịch trong nội bộ công ty nhằm tránh các yếu tố không hoàn hảo xuất hiện trên thị trường các sản phẩm trung gian. Kinh doanh hiện đại còn tổ chức nhiều hoạt động bổ sung cho quá trình sản xuất hàng hoá và dịch vụ. Đó là các hoạt động như marketing, R&D, đào tạo lao động... các hoạt động này độc lập với nhau nhưng lại có mối liên hệ với nhau thông qua dòng vận động của các sản phẩm trung gian, phần lớn dưới dạng tri thức và kỹ năng, kỹ xảo. Sự tồn tại các yếu tố không hoàn hảo của thị trường khiến cho việc định giá một số dạng sản phẩm trung gian rất khó khăn. Chẳng hạn khó có thể thiết kế và thực hiện một hợp đồng thầu khoán sao cho không để xảy ra

tình trạng bên mua hay bên cho thuê công nghệ chuyển công nghệ đó cho những đối tượng khác mà không được phép của hãng sản xuất chính. Vì tình trạng này mà các công ty không muốn phổ biến công nghệ ra thị trường mà chỉ giới hạn việc khai thác công nghệ đó trong nội bộ công ty. Chiến lược nội bộ hoá thị trường giữa các quốc gia của các công ty dẫn đến làm gia tăng FDI. Lý thuyết nội bộ hoá có thể giải thích hành vi đầu tư có liên quan đến FDI. Tuy nhiên, nó chưa được kiểm chứng thực tế, nhiều công trình nghiên cứu về chi phí trong và ngoài thị trường cho thấy, các chi phí giao dịch trong các ngành công nghiệp chế biến tổ chức theo chiều dọc, các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, công nghiệp viễn thông rất cao. Do vậy, theo lý thuyết nội bộ hoá thị trường thì các TNCs có xu hướng chiếm lĩnh các ngành này.

- Lý thuyết chiết trung hay mô hình OLI (Ownership Aclvantages Locational Advanteges - Internalisation Aclvantages) của Dunning.

Như đã được trình bày trên đây có thể có nhiều cách giải thích khác nhau về đầu tư nước ngoài, nhưng chưa có lý thuyết nào đưa ra một cách giải thích hoàn thiện. Vậy, Dunning (1977, 1979 và 1988) đã đưa ra "lý thuyết chiết trung" về đầu tư nước ngoài, có khả năng kết hợp được những lý thuyết trên đây [17, tr.6]. Theo Dunning một công ty dự định tham gia vào hoạt động đầu tư nước ngoài cần có ba lợi thế là: lợi thế về sở hữu, lợi thế về địa điểm và lợi thế về nội vi hoá.

+ Thứ nhất là lợi thế về sở hữu. Công ty cần có quyền sở hữu và lợi thế sở hữu so với các công ty khác. Những lợi thế này thường nảy sinh từ việc sở hữu những tài sản vô hình. Việc sử dụng những lợi thế này có lợi hơn là bán chúng cho các công ty khác nhất là khi sử dụng kết hợp với một vài yếu tố đầu vào ở nước ngoài.

Lợi thế về sở hữu có thể mở rộng hơn với những khái niệm lợi thế về công nghệ, quản lý, kỹ năng tổ chức, quy mô sản xuất, khả năng kêu gọi sự hỗ trợ của Chính phủ... Cần lưu ý rằng, các TNC là những công ty có lợi thế về mặt này. Đây chính là nguyên nhân giải thích vai trò quyết định của các tập đoàn xuyên quốc gia trong hoạt động FDI toàn cầu.

+ Thứ hai là lợi thế về vị trí. Đó là lợi thế của nước tiếp nhận đầu tư liên quan đến chi phí vận chuyển sản phẩm và nguyên liệu, các hạn chế về nhập khẩu, khả năng tạo lợi nhuận. Lợi thế vị trí bao gồm các yếu tố: tài nguyên của đất nước,

sức mạnh về vốn, quy mô và sự tăng trưởng của thị trường, sự phát triển của cơ sở hạ tầng, chi phí và năng suất lao động, mức độ mở cửa của Chính phủ, chính sách phát triển, sự ổn định về chính trị, khả năng sinh lời và vị trí địa lý. + Thứ ba là lợi thế về nội bộ hoá, liên quan đến những nhân tố giúp công ty thực hiện thuận lợi các giao dịch và quản lý trong nội bộ công ty. Lợi thế này bao gồm các yếu tố: giảm chi phí giao dịch trong việc ký kết, kiểm soát và thực hiện hợp đồng; tránh được sự thiếu thông tin dẫn đến chi phí cao cho các công ty; tránh được chi phí thực hiện các bản quyền phát minh, sáng chế; thu được lợi ích từ quy mô kinh tế và đa dạng hoá; tránh được sự can thiệp của Chính phủ; điều khiển thị trường đầu ra và đầu vào. Lợi thế nội bộ hoá tạo khả năng cho các công ty thu được lợi nhuận cao hơn so với trường hợp công ty sản xuất tại nước mình rồi xuất khẩu hoặc cấp bản quyền công nghệ ra nước ngoài.

Lý thuyết chiết trung được Dunning kiểm chứng trên số liệu của 5 quốc gia và các công ty Mỹ hoạt động trong 14 ngành công nghiệp tại 7 nước khác nhau. Lý thuyết này chỉ ra rằng, đối với FDI, những nhân tố “đẩy” bắt nguồn từ lợi thế sở hữu và lợi thế nội bộ hoá còn lợi thế vị trí sẽ tạo ra những nhân tố “kéo”. Những lợi thế này không cố định mà biến đổi theo không gian, thời gian và sự phát triển của mỗi quốc gia.

- Lý thuyết về lợi thế so sánh dẫn đến sự chênh lệch về hiệu qủa đầu tư nước ngoài, thúc đẩy sự di chuyển của luồng vốn đầu tư nước ngoài.

Theo Harrod Domar thì, đầu tư tạo ra lợi nhuận và gia tăng sức sản xuất trong nền kinh tế của các quốc gia và toàn cầu. Đối với các nước đang phát triển có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, thị trường tiêu thụ lớn,… để khai thác những lợi thế này, đòi hỏi cần phải huy động vốn ĐTNN, thông qua đó thực hiện chiến lược “rượt đuổi”, nhờ “mượn sức”của những nước đi trước để công nghiệp hoá và phát triển nền kinh tế quốc gia. Harrod Domar đề cập đến vấn đề môi trường ĐTNN dưới góc độ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, thị trường tiêu thụ lớn,… Nếu không có môi trường đầu tư thuận lợi thì khó có thể thu hút FDI được, bởi các nhà đầu tư nước ngoài luôn luôn quan tâm đến lợi nhuận cao là chính.

Thực tế cho thấy, quá trình ĐTNN không phải chỉ là sự di chuyển vốn đầu tư từ nước này sang nước khác thuần túy, mà điều quan trọng hơn là kèm theo chuyển giao công nghệ, kiến thức quản lý, kinh nghiệm kinh doanh, kỹ thuật sản xuất, marketing,… cho nước nhận đầu tư. Từ những đặc điểm đó cho thấy quá trình hoạt động ĐTNN không chỉ phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, mà còn chịu tác động bởi sự cạnh tranh và thiết lập môi trường ĐTNN thuận lợi ở nước nhận đầu tư nước ngoài.

- Lý thuyết về các bước phát triển của đầu tư

Lý thuyết về các bước phát triển của đầu tư ở một nước do Dunning và Narula đưa ra năm 1996. Theo lý thuyết này, quá trình phát triển của các nước được chia thành 5 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Lợi thế vị trí của quốc gia ít hấp dẫn, luồng vào FDI không đáng kể do gặp phải các rào cản như thu nhập thấp, cơ sở hạ tầng lạc hậu, giáo dục yếu kém, lao động không có kỹ năng... và hầu như không thấy luồng ra của FDI.

Giai đoạn 2: Do lợi thế vị trí đã hấp dẫn các nhà đầu tư và FDI được thúc đẩy bởi sự bảo hộ của Chính phủ thông qua hàng rào thuế quan. Luồng vào của FDI bắt đầu tăng, chủ yếu là đầu tư vào sản xuất thay thế hàng nhập khẩu. Các dự án FDI đầu tư xuất khẩu, tập trung vào khai thác tài nguyên thiên nhiên hoặc sản xuất nguyên vật liệu, sản phẩm sơ chế. Luồng ra của FDI trong giai đoạn này không đáng kể, phụ thuộc vào các nhân tố “đẩy” của nước sở tại và chủ yếu là tìm kiếm thị trường hoặc đặt quan hệ thương mại với các nước lân cận cũng đang ở giai đoạn thấp của quá trình phát triển. Trong giai đoạn này luồng vào của FDI lớn hơn luồng ra.

Giai đoạn 3: Luồng vào FDI bắt đầu giảm và luồng ra tăng lên. Khả năng kỹ thuật của nước sở tại đã tiến tới sản xuất được tiêu chuẩn hoá. Mặt khác, tiền lương trong nước tăng lên, lợi thế về lao động giảm dần nên giảm khả năng cạnh tranh vào những ngành dùng nhiều lao động. Các công ty nước sở tại phải chuyển đầu tư sang những nước có lợi thế tương đối về lao động nhằm tìm kiếm thị trường hoặc dành những tài sản chiến lược để bảo vệ lợi thế về sở hữu. Lúc này các công ty trong nước khiến cho lợi thế sở hữu của các công ty nước ngoài bị giảm đi. Trong giai đoạn này luồng vào FDI chủ yếu tập trung vào những lĩnh vực thay thế nhập khẩu có hiệu quả.

Giai đoạn 4: Đặc điểm nổi bật của giai đoạn này là luồng FDI ra của một nước vượt hoặc bằng luồng FDI vào và tốc độ tăng trưởng của luồng ra cao hơn luồng vào. Trong giai đoạn này lợi thế sở hữu của các công ty trong nước tăng lên có thể cạnh tranh với các công ty nước ngoài và thâm nhập thị trường nước ngoài. Các công nghệ sử dụng sử dụng nhiều lao động được thay thế dần bằng công nghệ sử dụng nhiều vốn. Chi phí vốn trở lên rẻ hơn chi phí lao động. Kết quả là lợi thế vị trí của đất nước sẽ chuyển sang các tài sản và FDI từ các nước đang phát triển ở giai đoạn 4 sẽ vào nước này để tìm kiếm những tài sản đó. Đồng thời, FDI từ các nước kém phát triển hơn cũng vào nước này để tìm kiếm thị trường và đặt quan hệ thương mại. Do vậy, luồng vào và luồng ra của FDI vẫn tăng, nhưng luồng ra của FDI sẽ tăng nhanh hơn do các công ty trong nước vẫn thích đầu tư ra nước ngoài hơn là xuất khẩu sản phẩm để khai thác lợi thế nội bộ hoá của mình.

Giai đoạn 5: Trong quá trình này luồng ra, luồng vào của FDI tiếp tục tăng và khối lượng của hai luồng tương tự nhau. Theo Dunning và Narula (1996), không có một đất nước nào có quyền bá chủ tuyệt đối về tài sản tạo ra. Giả định mức độ thu nhập và các nhân tố sản xuất tương tự nhau, thì lợi thế vị trí của một nước phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên ít hơn so với tài sản tạo ra.

Luồng vào của FDI giai đoạn này từ các nước có mức độ phát triển thấp hơn với mục đích tìm kiếm thị trường và kiến thức; hoặc từ các nước đang phát triển ở giai đoạn 4 và giai đoạn 5 để tìm kiếm cơ hội sản xuất có hiệu quả.

Từ những phân tích ở trên cho thấy, Lý thuyết chiết trung giải thích hiện tượng FDI theo trạng thái tĩnh, xem xét các lợi thế trong một thời gian nhất định, trong khi lý thuyết về các bước phát triển của đầu tư xem xét hiện tượng FDI trong trạng thái động với sự thay đổi các lợi thế này trong từng bước phát triển. Vì vậy, vận dụng hai lý thuyết này thích hợp để giải thích hiện tượng FDI trên thế giới và ở Lào nói riêng. Để đẩy nhanh các giai đoạn phát triển đầu tư, mỗi quốc gia cần xác định đúng và tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển các hình thức đầu tư phù hợp với từng giai đoạn. Tuy nhiên, bên cạnh đó, lý thuyết tổ chức công nghiệp và lý thuyết nội bộ hoá cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xem xét phát triển các hình thức FDI ở các nước đang phát triển vì nó liên quan đến việc thu hút FDI từ các tập đoàn xuyên quốc gia. Một hình thức FDI chỉ có thể

hình thành khi có sự đồng thuận của cả nhà đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư. Theo lý thuyết các bước phát triển của đầu tư thì Lào đang ở đầu giai đoạn 2 của quá trình phát triển, vì luồng ra của FDI còn rất nhỏ so với luồng vào.

Một phần của tài liệu Luận án SOMSACK SENGSACKDA (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w