Đặc điểm xã hội

Một phần của tài liệu Trung tâm Thông tin – Thư viện Library and Information Center40968 (Trang 28 - 30)

6. Cấu trúc luận văn

1.1.2 Đặc điểm xã hội

Huyện A Lưới miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung chủ yếu dân tộc Tà Ôi ở các huyện như: Hồng Hạ, Đông Sơn, Phú Vinh, Hồng Thượng, A Ngo, Hồng Vân, Thị Trấn, Hồng Trung, Hồng Quảng, Hồng Thái, Hương Lâm, Nhâm, A Đớt. Với tổng dân số là 10.281 người (Thống kê của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2006).

Đối với xã hội cổ truyền của người dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức làng bản là cơ sở xã hội truyền thống được hình thành một cách khách quan và có quá trình lâu dài. Mỗi bản làng là một quần thể cộng đồng nhất định, bao gồm nhiều dòng họ khác quần tụ, gắn bó và quan hệ chặt

chẽ tạo thành làng bản. Làng thường được xây dựng trên các vùng đất bằng phẳng, dọc hai bên bờ suối, đảm bảo độ thoáng mát. Làng này và làng khác đều có ranh giới chung được quy định ước lệ với nhau bởi con sông hay khu rừng. Các làng cư trú cách xa nhau bởi con sông hay khu rừng hoặc xã cách nhau trên dưới một ngày đường. Thời gian tồn tại của làng thường không cố định, không mang tính chất vĩnh cửu. Do cuộc sống du canh, du cư nên làng thường hay bị dời từ nơi này đến nơi khác. Những trường hợp đặc biệt, như khi trong làng xảy ra chuyện bất trắc: bệnh tật, hiện tượng chết xấu hoặc đau ốm nhiều...dù làng bản được xây dựng khá lâu nhưng người Tà Ôi vẫn phải chấp nhận dời chuyển đến một vùng đất mới. Theo cấu trúc truyền thống, xung quanh làng thường được bao bọc bằng hệ thống hàng rào làm kiên cố, vững chắc nhằm chống thú dữ, trộm cắp, giặc dã. Khi rào làng, đồng bào làm một cổng chính để ra vào và một cổng phụ để dùng khi làng xảy ra chuyện bất trắc. Đối với người Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế, nguồn nước là yếu tố quan trọng để đồng bào chọn vị trí để định cư, để phục vụ cho lao động sản xuất và sinh hoạt. Và có lẽ vì thế, nước cùng với những yếu tố có liên quan đã trở thành một trong những biểu tượng tiêu biểu thường xuyên xuất hiện trong truyện kể dân gian các dân tộc.

Về tổ chức quản lí xã hội, dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế là quan hệ cộng cư láng giềng, láng giềng nhưng quan hệ huyết thống, dòng họ vẫn đóng vai trò quan trọng trong thiết chế bản làng truyền thống. Làng bản của người Tà Ôi là cơ sở của xã hội truyền thống mang tính chất cộng đồng, ở đó cuộc sống của mọi cá nhân hầu như hòa tan một cách trọn vẹn vào cuộc sống cộng đồng trên nhiều phương diện. Đứng đầu làng dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế là các chủ làng (A Riay vel) – người có công khai hoang lập làng, trong trường hợp người thừa kế là chủ làng không đủ năng lực sẽ bị thay thế bởi Hội đồng già làng (là những người già trong bản làng, dòng họ). Chính vì thế, trong truyện kể dân gian dân tộc Tà Ôi

ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế chúng ta thấy xuất hiện phổ biến hình ảnh thực của chủ làng, Hội đồng già làng với các tên gọi và đặc điểm tính cách xác định.

Gia đình người Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế là gia đình phụ quyền, nam giới thường được tôn trọng hơn nữ giới, trong đó, người chồng, người cha làm chủ gia đình. Trong gia đình dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế, người chủ thường là anh cả của dòng họ trực hệ hiện còn tại thế, quán xuyến mọi hoạt động hành vi của các thành viên trong phạm vi của mình. Trong gia đình người chủ gia đình có vai trò quyết định trong việc tổ chức sản xuất và điều hòa mối quan hệ giữa con người với con người trong gia đình cũng như trong xã hội. Trong gia đình, nề nếp phân công theo lao động theo lứa tuổi và giới tính được hình thành từ lâu đời. Người đàn ông trưởng thành thường gánh vác những công việc nặng nhọc như cày, bừa, phát rẫy, săn bắn, đánh bắt, dựng nhà cửa... còn phụ nữ thường tham gia những công việc sản xuất ít nặng nhọc hơn như gieo cấy, chăm sóc lúa và hoa màu, đặc biệt là đảm nhiệm công việc trong gia đình như dệt may, khâu vá, nấu nướng và chăm sóc con cái. Đặc điểm xã hội này đã để lại những dấu ấn nhất định trong nhiều truyện kể của dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế.

Một phần của tài liệu Trung tâm Thông tin – Thư viện Library and Information Center40968 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)