Truyện kể về người hiếu nghĩa

Một phần của tài liệu Trung tâm Thông tin – Thư viện Library and Information Center40968 (Trang 90 - 92)

6. Cấu trúc luận văn

3.4.2 Truyện kể về người hiếu nghĩa

Trong thế giới nhân vật của truyện cổ tích sinh hoạt dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi còn nhận thấy sự xuất hiện của những con người hiếu nghĩa, tốt bụng đáng trân trọng. Hiện chúng tôi thống kê được 19 truyện.

Truyện kể về những người hiếu nghĩa trong truyện kể dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế vô cùng đa dạng. Trong nhóm truyện này chúng tôi nhận thấy có nhiều truyện nói về tình nghĩa đối với gia đình: anh em hòa thuận, yêu thương đùm bọc nhau. Trong truyện A Còng và A Cài, truyện kể rằng: “Ngày xửa, ngày xưa ở một làng nọ có hai anh em mồ côi sống cùng bà nội, một hôm bà nội vào rừng đào củ mài về ăn, mang theo A Cài vảo rừng, rồi tức cháu lười làm việc quá bà đẩy A Cài rơi xuống hố, rồi bà nhanh chóng lùa đất lại chôn A Cài nửa thân dưới hố, chôn xong cháu bà lượm củ mài rồi về nhà luộc chín củ mài đợi A Còng về ăn, A Còng hỏi thì bà nói A Cài đi chơi với bạn, mấy ngày không thấy em A Còng đi tìm em và rồi khi A Còng tìm được em thì cậu bé do bị vùi nửa người nên không thể đi được, A Còng đã cõng em, chăm sóc em. Hai anh em sống nương tựa vào nhau và trở thành người giàu có nhất bản đó” [67, tr. 180].

Truyện hiếu nghĩa xoay quanh cuộc sống vợ chồng đó là sự yêu thương, thủy chung son sắt. Truyện Đi tìm vợ kể rằng: “ngày xửa, ngày xưa ở một làng nọ có một anh chàng mồ côi nghèo, trong một lần ra suối câu cá, chàng trai ấy đã câu được một sợi tóc, vào một ngày khác chàng trai ấy lại tiếp tục ra suối câu cá, đi qua mười con suối anh đã gặp một cô gái có mái tóc dài và lấy cô gái ấy làm vợ. Hai năm trôi qua, chàng trai vì nhớ nhà nên đưa vợ về quê, đến con suối thứ sáu vì nước chảy mạnh cho nên vợ của anh bị nước cuốn trôi mãi. Anh ta ở nhà nuôi nấng con cái nhưng luôn nhớ thương vợ mình, anh quyết định ra đi, đến làng thứ sáu để tìm lại vợ, trải qua bao nhiêu khó khăn, gian khổ cuối cùng gia đình bốn người nhà họ đã được đoàn tụ” [67, tr. 748].

Tình nghĩa với cả những vật nuôi. Đó là câu truyện Piruíh Arooq, truyện kể về tình cảm chị em nhà A Pong và A Peng thân thiết, quý mến và coi con sâu Piruíh Arooq như bạn, qua rất nhiều lần sâu Piruíh Arooq bị bọn trẻ con, bị con lợn họ đều tìm cách giải thoát cho chú sâu Piruíh Arooq. Không chỉ với sâu Piruíh Arooq họ mới yêu quý như vậy mà đối với bất kì sinh vật nào hai chị em vô tình bắt gặp họ cũng dành tình yêu thương đó đối với chúng. Hay trong Chuyện Cârchool, Cârchool được biết đến là một người có tình yêu thương không chỉ với đồng loại – bà con làng bản mà Cârchool còn là người có tấm lòng nhân hậu với những loại động vật: “Cârchool đi rừng về phát hiện thấy hai cái đầu của hai con kì nhông ngoi lên mặt nước bùn, Cârchool bắt bỏ vào Cà oi láy lá đậy lại đem về nhà tắm sạch sẽ rồi đi ra vựa Tuồl thả xuống” [67, tr. 751].

Nói chung, nhóm truyện này bao gồm những truyện cùng phản ánh chung một chủ đề nào đó nhưng cách kể thường linh hoạt, không theo một công thức kể và hệ thống các motif cố định. Nhóm truyện chủ yếu góp phần phản ánh những truyền thống ứng xử quý báu của đồng bào dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và truyền thống của dân tộc Việt

Nam nói chung.

Một phần của tài liệu Trung tâm Thông tin – Thư viện Library and Information Center40968 (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)