Các nhóm thần thoại tiêu biểu

Một phần của tài liệu Trung tâm Thông tin – Thư viện Library and Information Center40968 (Trang 52 - 61)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.2 Các nhóm thần thoại tiêu biểu

Đã có nhiều cách phân loại về thần thoại nói chung, thần thoại dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. Nhìn chung, cách phân loại khá thống nhất, chỉ khác ở cách diễn đạt và mức độ phân loại khái quát. Tác giả Võ Quang Nhơn trong Giáo trình văn học dân gian cho rằng: “có thể phân chia hệ thống thần thoại các dân tộc theo các loại hình sau đây: loại hình truyện kể về việc sinh ra trời, đất, cỏ cây, núi sông; loại truyện kể về việc sinh ra con người, sinh ra các dân tộc; loại truyện kể về những kì tích sáng tạo văn hóa trong buổi đầu của con người; loại truyện kể về những cuộc đấu tranh xã hội trong buổi đầu của con người; loại truyện kể về những cuộc đấu tranh xã hội trong buổi đầu của xã hội có giai cấp” [29, tr. 595]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Huế trong phần “khái luận” của bộ Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam đã phân loại thần thoại các dân tộc thiểu số thành hai nhóm tương đương với hai chủ đề chính: “thần thoại suy nguyên kể về nguồn gốc vũ trụ và nguồn gốc muôn loài; thần thoại kể về sự chinh phục thiên nhiên và sáng tạo văn hóa” [90] và trong mỗi nhóm lớn đó, tác giả lại tiếp tục chia thành các nhóm nhỏ hơn để tiện nghiên cứu.

Trên cơ sở nguồn tư liệu đã thống kê và khảo cứu về thần thoại dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế, kế thừa các quan điểm phân loại đã có, chúng tôi phân chia và tìm hiểu thần thoại dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế thành hai nhóm dựa vào nội dung phản ánh gồm: Thần thoại về nguồn gốc con người và muôn loài; Thần thoại về công cuộc chinh phục tự

nhiên và sáng tạo văn hóa. Các nội dung này nhiều khi không phân tách và thuộc về từng bản kể một cách rạch ròi mà có khi chúng được phản ánh đồng thời trong cùng một cốt truyện, cùng một bản kể.

2.1.2.1 Thần thoại về nguồn gốc con người và muôn loài

Chúng tôi hiện thống kê được 6 bản kể của dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế phản ánh nội dung này. Đó là những câu chuyện lí giải một cách hồn nhiên nguồn gốc xuất hiện của loài người nói chung và với dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng với các vấn đề liên quan như: con người được sinh ra bắt nguồn từ đâu? người Kinh và người Tà Ôi có nguồn gốc và được sinh ra như thế nào....?

Trong công trình nghiên cứu của mình, nhà nghiên cứu văn học dân gian (folklore) Riftin đã tổng kết rằng: “thần thoại nguồn gốc loài người có hai loại: một là những con người đầu tiên được sinh ra từ tự nhiên, hai là những anh hùng văn hóa hoặc đấng sáng tạo đã tạo ra con người” [74, tr. 20]. Theo đó, có thể thấy thần thoại dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế trả lời câu hỏi loài người nói chung và dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng sinh ra từ đâu theo cách thứ hai. Điều này có khác biệt với type truyện thần thoại Người và vật được sinh ra từ cơ thể của các vị thần ở một số dân tộc thiểu số khu vực Nam Bộ và miền Trung Tây Nguyên.

Nếu như trong tâm thức của các dân tộc thiểu số miền Bắc, Vua và Trời là những vị thần có quyền uy tối thượng và chính họ là những người tạo dựng nên thần thoại, về sự ra đời của con người thì đối với thần thoại của dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế, thần thoại chủ yếu là thần thoại suy nguyên, là những thần thoại nhằm giải thích về nguồn gốc con người với những type đáng ưu ý sau:

Type “nạn lụt và sự tái sinh loài người” là type truyện quan trọng và phổ biến trong thần thoại dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế về

việc tái sinh ra các tộc người. Lụt được coi là một sự kiện quan trọng trong lịch sử hình thành các dân tộc trên thế giới. Nó phản ánh quan niệm huyền thoại của nhân vật về hai giai đoạn trước lụt và sau lụt, trong đó lịch sử các dân tộc chỉ thực sự phát triển sau lụt. Thuộc về type truyện này có ba motif quan trọng không thể thiếu: nạn lụt, đôi trai gái may mắn sống sót và sự tái tạo của loài người. Công thức cơ bản ổn định đó có thể vận động và biến đổi ở từng khu vực và quốc gia dân tộc.

Với motif Nạn lụt, trước hết cần quan tâm xem xét đến nguyên nhân gây ra lụt bởi lẽ trong truyện kể ở nhiều khu vực trên thế giới cũng như ở những vùng miền trong cùng một quốc gia, các nguyên nhân được kể đến đã có sự khác biệt do yếu tố văn hóa, trình độ nhận thức và quan niệm không giống nhau. Và sự khác biệt này cho thấy quan niệm về thần linh, con người và mối quan hệ giữa họ cũng khác nhau. Nguyên nhân khác nhau cũng sẽ quy định sự phát triển về sau của type truyện cũng khác nhau.

Trong thần thoại dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế, nguyên nhân gây ra lụt chủ yếu là do ý định của thần thánh. Các truyện cụ thể như: Nguồn gốc người Tà Ôi (I), Nguồn gốc người Tà Ôi (II), Nguồn gốc người Tà Ôi (III), Nguồn gốc người Tà Ôi (IV), Apok sâu Arâu Koonh, Sự tích quả bầu mẹ. Lụt xuất hiện là do sự trả thù của trời và các vị thần trên trời đối với con người, cũng có thể do hạn hán kéo dài khiến cho loài người bị diệt vong. Đây là những ấn tượng sâu sắc về những đại nạn đáng sợ và thường xuyên diễn ra trong đời sống sinh tồn của loài người. Ở đây không thấy xuất hiện nguyên nhân do mối bất hòa, sự trả thù trước sự lo sợ của các đấng thần linh trước sức mạnh ngày càng lớn của loài người như trong thần thoại các dân tộc thiểu số miền Bắc như các chuyện: Người trong cung trăng và nguồn gốc loài người, Qủa bầu, Qủa bầu tiên (Dao), Nguồn gốc các dân tộc (Tày),

Rồng và người (Lô Lô), Ải Cắp Ý Kèo (Thái). Hay sự xuất hiện nguyên nhân do mối bất hòa và sự trả thù giữa các con vật trong thần thoại các dân tộc

thiểu số ở vùng Nam Bộ như Ba Na, Xơ Đăng, Gia Lai về sự xuất hiện đó như trong công trình khảo sát và thống kê của nhóm tác giả Nguyễn Thị Huế [22]. Thay vào đó, thần thoại dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế việc xảy ra lụt được báo tin bởi một số loài vật như “con dúi” báo tin trong truyện Nguồn gốc của người Tà Ôi (III). Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Tấn Đắc, đây cũng là motif thường xuất hiện trong huyền thoại lụt ở các nước Đông Nam Á. Ông cho rằng: “Một số con vật nhạy cảm với thời tiết là điều con người đã quan sát được từ xưa. Cho nên, để cho con vật đó báo tin lụt là điều có thể hiểu được và có lẽ cũng là cách kể xưa nhất, đơn giản nhất” [9]. Lý giải này cũng phù hợp với cách kể trong truyện kể dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế.

Về thời gian kéo dài trận lụt, thường diễn ra rất nhanh chóng hoặc kéo dài đến ba năm. Sau sự việc lụt, lại xuất hiện thời gian mang thai kỳ lạ của người vợ trong cuộc hôn nhân bất thường ở đoạn sau với ý nghĩa tái tạo loài người. Có thể thấy, con số ba là một con số có ý nghĩa trong thần thoại của dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế: “hết ba mùa rẫy thì cô gái sinh được một người con gái và một người con trai” [67, tr. 104], “sau ba năm cô gái có thai nhưng chiếc thai thật kì lạ, đợi đến ba năm bảy tháng mới trở dạ” [67, tr. 119] . Trong cuốn Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, các tác giả khẳng định ý nghĩa của con số 3 trên phạm vi toàn thế giới: “khắp nơi trên thế giới, ba là một con số cơ bản. Nó biểu thị một trật tự trí tuệ và tinh thần nơi Thần linh, trong vũ trụ hoặc trong con người... Người Trung Hoa nói con số 3 là con số chỉnh, là biểu hiện của sự toàn thể, sự hoàn thành: không thêm cái gì vào đây được nữa” [4, tr. 37].

Hình dung về những người còn sống sót sau đại nạn lụt, tất cả truyện kể dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế đều kể rằng đó là một đôi trai gái hoặc anh em, cô gái và con vật. Lí do mà họ thoát nạn là đều được thần chỉ cách. Cách kể này thể hiện một quan niệm và lối tư duy còn rất mộc mạc,

hồn nhiên của dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế. Một trong những nguyên nhân là do xung đột thần và người, do con người phạm vào điều cấm kị nào đó nhưng cũng rất ngẫu nhiên cặp trai gái – những thành viên trong thế giới loài người có một hành vi ứng xử tốt với thần và họ được bày cách hoặc được ban ơn những vật sẽ cứu họ vượt qua đại nạn. Trong nhận thức của người xưa, thần vừa là siêu phàm, đáng sợ vừa gần gũi đáng kính. Vì thế, trong truyện kể, các tác giả dân gian đã đặt ra tình huống một mặt thần gây lụt lội để trừng phạt và tiêu diệt con người, mặt khác thần lại mách bảo cho con người biết cách để chống lụt, để sống và tái tạo loài người. Đôi trai gái này thoát chết là do “được các con vật chỉ cách” vì trước đó đã tha chết cho chúng. Đây là sự phát triển của mô típ con vật báo tin đã nói ở trên.

Về chi tiết vật cứu nạn, trong truyện kể dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế, vật cứu nạn phổ biến nhất là quả bầu, trống gỗ, thân cây.

Quả bầu, trống gỗ, thân cây  thuyền cứu nạn có ý nghĩa biểu tượng. Trong tâm thức của người Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa, quả bầu là vật đựng hạt giống, được cất giữ cẩn thận, đó là nơi của sự trông mong, hi vọng. Theo Đặng Nghiêm Vạn, trong nghi lễ nông nghiệp, bầu bí là yếu tố tiếp sức cho lúa mọc tốt, trong nghi lễ làm nhà mới bầu bí tượng trưng cho sự thịnh vượng của gia đình, trong cúng bái bầu bí thay thế cho thầy cúng trước thần linh. Motif này đã khẳng định dấu ấn nền văn hóa nông nghiệp đặc trưng và chi phối đến toàn bộ truyện kể văn học dân gian nói chung và truyện kể dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.

Đôi trai gái hoặc một con vật và con người duy nhất sống sót, kết hôn và tái sinh loài người cũng là motif trong huyền thoại lụt. Đây là cuộc hôn phối trái lẽ thường, không tự nguyện nên trong thần thoại, các tác giả dân gian đã tưởng tượng ra những điều kiện thú vị để “biện giải” cho cuộc hôn phối này. Họ buộc lấy nhau là do có thần hoặc một con nào đó mách bảo. Điều đó chứng tỏ cho chúng ta thấy sức mạnh của niềm tin vào thần linh, sự chi phối

bởi lời mách bảo và chỉ dẫn của thần đối với con người là rất mạnh. Đôi trai gái không muốn nhưng họ buộc phải nghe và làm theo lời của các đấng thần linh. Có thể ngay lúc ấy con người đã nhận thức được việc anh em ruột lấy nhau là điều trái với lẽ thường, với tập tục xã hội. Nhưng trong điều kiện không còn một ai nữa thì việc đôi trai gái kết hôn có thể chấp nhận và có khi là cần thiết để giúp loài người bảo tồn nòi giống.

Về motif tái sinh loài người hay kết quả của những cuộc hôn phối kì lạ, thần thoại dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế tất cả đều hướng tới lí giải nguồn gốc con người được hồi sinh và các dân tộc anh em đều có chung nguồn gốc nhưng cách kể trong thần thoại của dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế khá đa dạng. Chúng tôi thống kê được các loại sau: quả bầu (Nguồn gốc người Tà Ôi (II, III, IV), Sự tích quả bầu mẹ), quả trứng (Apok sâu Arâu koonh). Ở đây chúng ta bắt gặp cách kể vốn phổ biến trong thần thoại nhiều dân tộc Đông Nam Á và trên thế giới theo motif quả thần kì tái sinh loài người và các dân tộc. Đó là sự phát triển từ quan niệm nguyên thủy rằng con người sinh ra từ tự nhiên, cụ thể là con người sinh ra từ cây cối. Tác giả Nguyễn Tấn Đắc đã nhận định rằng: “quả bầu biến thành người tuy cũng là một thứ sinh nở thần kì, nhưng xem xét về mặt lịch sử văn hóa, nó là một ý nghĩ tiến bộ hơn ý nghĩ cây biến thành người. Đến lúc này con người tỏ ra đã biết được quá trình sinh dục của cây cối, hiểu được vai trò của quả, nhất là của hạt trong quá trình đó. Và đây là một mốc quan trọng trong lịch sử tiến hóa của loài người” [9, tr. 71]. Trong trường hợp này, công thức người sinh ra quả, quả tái sinh loài người đã trở thành motif đặc trưng của type truyện nạn lụt và tái sinh loài người. Bên cạnh đó, con người được sinh ra từ một yếu tố vật chất nào đó, thứ vật chất mang dáng hình tròn hay bầu dục của quả trứng đó vẫn là cách hình dung đậm chất thần thoại vừa mang màu sắc hoang đường vừa có cơ sở hiện thực.

Có thể khẳng định huyền thoại lụt trong thần thoại của dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế mang đầy đủ đặc trưng của huyền thoại lụt của các dân tộc Đông Nam Á với những motif đặc trưng như: quả bầu, trống – thuyền, con vật chịu ơn và trả ơn, cặp anh chị em trai – gái sống sót, cuộc hôn phối bất thường và sinh ra những vật bất thường, tái sinh loài người và các dân tộc.

Nhóm truyện về nguồn gốc con người và các dân tộc người Việt trong trong thần thoại của dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế thể hiện tư duy nguyên thủy hồn nhiên, mộc mạc và mang đậm yếu tố hoang đường, huyền bí nhưng cũng đầy chất hiện thực. Con người và các dân tộc được sinh ra bởi bàn tay của các đấng sáng tạo, con người hình thành từ cuộc hôn phối kì diệu nhưng con người đã khẳng định phẩm chất ưu việt của mình trên thế gian.

2.1.2.2 Thần thoại về công cuộc chinh phục tự nhiên và sáng tạo văn hóa

Trong quá trình lí giải tự nhiên và khám phá nguồn gốc của con người và muôn loài, đồng bào dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã phản ánh khát vọng và niềm tin chinh phục tự nhiên của mình. Hiện chúng tôi thống kê được 6 truyện phản ánh nội dung này. Mặc dù vẫn ẩn trong hình tượng các vị thần có sức mạnh phi thường song thực chất đó là khát vọng của con người, những người đã ý thức được rằng mình chính là chủ nhân của vạn vật, của vũ trụ này. Nếu như trong tâm thức của người Kinh, Lạc Long Quân là người anh hùng đầu tiên có công tiêu diệt các loài yêu tinh và cứu giúp con người. Với người Mường đó là vua Dịt Dàng với chiến tích chặt cây Chu đồng, săn con muông Tin Vin Tượng Vượng, là hình tượng ông Đùng. Thì đối với dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế đó lại là chàng Pút, Thần mặt trăng, Chàng Phuật Nà ngoài việc chiến đấu với thiên nhiên hung dữ các vị thần còn chỉ bày cho dân các phương thức trồng trọt...

Trước hết là nhóm thần thoại kể về chinh phục tự nhiên của con người còn được thể hiện gián tiếp qua những truyện kể về Mặt Trăng, Mặt Trời, kể về nguồn gốc của dân tộc... Việc bắn những mặt trời dư thừa và gọi mặt trời đi trốn trở lại chiếu sáng cho trần gian phải chăng chính là ý thức và niềm tin vào khả năng có thể cải tạo, chinh phục tự nhiên của loài người. Hay những

Một phần của tài liệu Trung tâm Thông tin – Thư viện Library and Information Center40968 (Trang 52 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)