Khái quát về văn học dân gian dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa

Một phần của tài liệu Trung tâm Thông tin – Thư viện Library and Information Center40968 (Trang 38 - 43)

6. Cấu trúc luận văn

1.3 Khái quát về văn học dân gian dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa

cầu kì và trải qua nhiều công đoạn, phức tạp, mất nhiều thời gian: lễ pachua imai (đưa đón dâu) – tăp abóh (lễ cắt khâu) – cha plô (lễ tạ ơn sinh thành). Trong lễ hội, đồng bào dân tộc Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế đặc biệt chú ý đến việc sử dụng các nhạc cụ nhằm làm phong phú hấp dẫn cho các hoat động và hơn hết góp phần giúp cho các sáng tác văn học dân gian truyền miệng một cách sinh động và sâu sắc hơn.

Có thể khẳng định, trong quá trình cộng cư lâu dài, dân tộc Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo ra một nền văn hóa, văn học và truyện kể đa dạng và phong phú đã góp phần tạo nên bức tranh văn hóa nhiều màu sắc.

1.3 Khái quát về văn học dân gian dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế Thừa Thiên Huế

Văn học dân gian là một trong hai bộ phận cấu thành nền văn học dân tộc của mỗi quốc gia. Đây là bộ phận văn học mang nhiều nét riêng biệt, tồn tại tương đối độc lập nhưng luôn luôn song hành và có những ảnh hưởng qua lại nhất định với bộ phận văn học thành văn. Trong văn học dân gian Việt Nam, bên cạnh kho tàng văn học dân gian phong phú của dân tộc Việt, các dân tộc thiểu số trong đó có dân tộc Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế đã sáng tạo và lưu giữ được một nguồn sống tinh thần dồi dào vừa mang những

nét chung vừa đậm đà nét riêng của dân tộc mang tính chất vùng miền.

Tà Ôi là một trong ba tộc người thiểu số của tỉnh Thừa Thiên Huế (Pakô – Tà Ôi, Bru – Vân Kiều, Cơ Tu), kho tàng văn học dân gian của dân tộc các tộc người ở Thừa Thiên Huế nói chung và tộc người Tà Ôi nói riêng rất phong phú và gắn bó chặt chẽ với nhau cùng tồn tại, phát triển và tạo nên sự đa dạng thống nhất với đầy đủ các loại hình và thể loại. Truyện kể dân gian dân tộc Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế đã được đồng bào dân tộc sáng tạo từ rất sớm và lưu truyền từ những truyện kể về nguồn gốc loài người, nguồn gốc các hiện tượng đến những truyện phản ánh về số phận con người, trong đó nổi bật nhất là số phận người mồ côi và số phận những người phụ nữ chờ chồng... Họ cũng truyền cho nhau những câu nói ngắn gọn phản ánh kinh nghiệm sống. Văn học dân gian dân tộc Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế chứa đựng trong nó không khí miền núi đặc trưng, tâm hồn những con người dân tộc Tà Ôi rất dung dị, chất phác, cổ sơ. Hình ảnh, ngôn ngữ, kết cấu trong sáng tác văn học dân gian có những điểm tương đồng và cả nét riêng biệt độc đáo nhất định so với nguồn truyện kể của người Việt cũng như các dân tộc thiểu số ở các vùng, miền khác nhau trên đất nước Việt Nam của chúng ta.

Văn học dân gian dân tộc Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế gắn liền với đời sống. Đặc trưng này đúng với văn học dân gian nói chung nhưng nó lại càng đúng và rõ hơn với văn học dân gian dân tộc Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhà nghiên cứu Phan Đăng Nhật đã khẳng định: “Văn học dân gian truyền thống của các dân tộc nảy sinh và phát triển trong các sinh hoạt cụ thể của đời sống các dân tộc và là bộ phận không thể tách rời các hoạt động cụ thể đó. Trong đám cưới, đám tang, trong việc giao tế, lời hát, lời nói có vần không phải chỉ để phản ánh, để thúc đẩy các hoạt động này mà hơn nữa còn là một khâu quan trọng không thể thiếu trong các sinh hoạt đó” [33, tr. 14 – 15]

hình thành từ trong chính cuộc sống, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, phong tục của nhân dân, tồn tại trong các sinh hoạt văn hóa ấy và phục vụ cho chính cuộc sống ấy. Văn học dân gian dân tộc Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế chưa phải là một bộ phận chuyên môn hóa tách hẳn khỏi các hoạt động cụ thể của đời sống vật chất. Cho đến ngày nay, trong các hoạt động sinh hoạt của đời sống, nhất là sinh hoạt văn hóa, một số loại hình văn học dân gian vẫn còn được diễn xướng, biểu diễn hết sức chân thực và sinh động. Ví như các câu chuyện thần thoại, sử thi thường được kể trong đám tang ma dưới sự thể hiện của các thầy cúng (Nokpu), các làn điệu dân ca quen thuộc vẫn được hát trong lễ hội cúng cơm mới (aya), lễ cưới (ikon) và lễ dời mả (siêu píng)....

Văn học dân gian dân tộc Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế có đầy đủ các loại, thể loại giống như văn học dân gian Việt, thậm chí còn xuất hiện một số thể loại văn học truyền miệng mà ít dân tộc trong khối dân tộc Việt có được. Hệ thống lời nói có vần khá phổ biến trong sinh hoạt cuộc sống, đặc biệt là dịp lễ hội ở các phạm vi gia đình, dòng họ, cộng đồng... đó là hình thức thể hiện những lí trí hoặc cung bậc tình cảm của con người đối với tự nhiên và xã hội.

Trong nốh itavear (tục ngữ, thành ngữ) thường được thể hiện những kinh nghiệm lao động sản xuất, kinh nghiệm đối nhân xử thế. Trong chuỗi tục ngữ thể hiện kinh nghiệm lao động sản xuất, các thế hệ cha ông của người dân tộc Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế nhắc nhở đến nhiều phương diện:

trồng trọt, làm nƣơng rẫy: “Trên rẫy thì trỉa loại giống lúa nếp trưi tre kunhe kupuaq; trên nương thì trỉa loại giống lúa tẻ rahâu rahe katang; trồng sắn thì trừa mắt, trồng khoai thì cắt ngọn; mồng 1, mồng 2 tốt cho trồng sắn; 14, 15, 16 tốt cho chồng chuối; 22, 23, 24, 25 tốt cho lúa, tốt cho hoa màu trồng xen, trồng để nhận điều mừng, trỉa để đưa về giống tốt”; việc đánh bắt, thu hái: “Chài cá ban ngày, bắt ếch ban đêm; bắt cá tôm ban ngày, bắt ong mật vò vẽ ban đêm; bẻ măng sau mưa đá, lấy mây sau mưa giông; đi

rừng rú thì mang giáo mác, đi suối sông thì mang lưới đơm”; việc làm nhà, đốn gỗ, tre, nứa: “bao giờ cũng lấy chân làm thước đo cầu thang, bao giờ cũng lấy đầu làm thước đo giàn tra; rẫy thì làm chung công chung sức, nhà cửa thì làm nối làm liền; bứt cọ thì bứt thả, bứt tranh thì bứt nắm; khi dựng làng chọn được nơi có cánh đồng bằng phẳng thì cuộc sống của người dân ấm êm no đủ; đốn tre thì chặt ngang từng nhát một, đốn gỗ thì chặt ngang liên hồi”; việc nấu nướng, ăn uống: “nấu cháo thì quấy đáy nồi cho nhuyễn, luộc sắn khoai thì nhỏ lửa kẻo bung vung; xin thuốc lá thì xin bòn mót, xin thức ăn thì xin hứng đựng, chia phần; thọc rựa vào rễ (cây), thọc tay vào chum ché....”; trong kinh nghiệm đối nhân xử thế: “sống không đẹp ăn ở không ngon, héo khô tiếng cười hạnh phúc; nếu ăn ở tốt đẹp, thì sự sống sinh sôi nảy nở; tìm nhà thì nhìn cột kèo khéo đẽo giũa, tìm người thì tìm lời ăn tiếng nói đẹp; những điều gì xấu vứt hết lên non, những điều gì dở thả hết trôi sông; cây mục rũa nhưng ròng rất chắc, có nghĩa là đừng nhìn hình thức bề ngoài mà đánh giá sai nội dung bên trong; không thấy được ngọn thì không đo được gốc, có nghĩa là muốn biết kết quả thì phải tìm thấy nguyên nhân; vòng quanh giang sơn không thể khắp, vòng quanh tấm rẫy không kịp mệt, có nghĩa là có những công việc trong tầm tay nhưng có những công việc nằm ngoài tầm tay của mình” [78, tr. 33 - 34]

Trong nốh ibeeng (ca dao, đồng thoại) là những bộc lộ của những cung bậc tình cảm trong tình yêu đôi lứa, tình yêu gia đình, làng bản, quê hương và những lời than thân trách phận của những con người bất hạnh, nghèo khó, những thói hư tật xấu của con người trong xã hội: trong tình yêu đôi lứa:

“người sao khỏe mạnh phi thường, để tơ em vấn để tình em vương; người đâu hiền thục nết na, để ta vương vấn trao quà làm tin; yêu nhau quên cả mưa dầm, yêu nhau quên cả đường về nhà Rông; nhớ nhung tiếng ngỗng trên trời, người đi xa vắng một đời ngẩn ngơ”; tình gia đình, quê hƣơng:“chồng xẻ, vợ phát, vợ trồng, vợ trỉa, rẫy nương mơn mởn vươn mình tốt tươi; không có

bố như cung nỏ không có mũi tên, không có mẹ như phên vách không được đan lát; bố mẹ như ánh mắt soi đường, anh em như đôi chân đôi tay yêu thương; dân làng tốt làm ấm lòng ấm dạ, anh em tốt xua tan nỗi vất vả, khó khăn; làm nhà thì làm chung tay chung sức, kiếm được sản vật rừng thì chia sớt cộng đồng”; ca dao than thân: “xiêu xiêu như nhà kẻ nghèo, vẹo vẹo như nhà kẻ hèn, nhà Kuvônh nhà sắt, nhà Kubaq nhà vàng; trông lên giàn nhà mình không có gì ăn, ngó xuống bếp núc không còn đốt củi cháy; đằng trước mười khúc nối, đằng sau mười khúc thắt; cuộc đời của chị là vách nứa, cuộc đời của chị là tường tre, tim gan chị như xẻ phách, tim gan chị như rạch phơi”; thói hƣ tật xấu: “miệng cứ há hốc, đầu tóc cứ bờm xờm, tọt ngồi mâm trên rồi mâm dưới, uống rượu trong chum ché chúc ngược chúc xuôi; hồng hộc tham ăn, hồng hộc tham mặc, trẻ nhỏ trước mặt không bận tâm, người gia sau lưng chẳng đoái hoài; trơ trơ đến nơi người ta không mong , tráo tráo đến nơi người ta không thích, nháo nhạo tấp đùn tấp đám, khệnh khạng vác mặt lẳng lơ; nuôi cơm cho cha mẹ thì nuôi úp bát xuống, đưa nước cho cha mẹ thì đưa dựng bình lên” [78, tr. 35 – 36].

Một thể loại nữa làm nên nét đặc sắc trong cơ cấu thể loại văn học dân gian của người dân tộc Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế đó là sử thi. Nếu các dân tộc Tây Nguyên nổi tiếng vì họ là chủ nhân của các bản sử thi anh hùng mang âm hưởng hùng ca lẫm liệt như Đam Săn, Xinh nhã... người Mường có sử thi Đẻ đất đẻ nước, Ắm ệt lông, Ẵm ệt nọi... thì sử thi của người dân tộc Tà Ôi đó lại là A chất – một tác phẩm phản ánh quá trình hình thành và phát triển của người Tà Ôi, dân tộc Tà Ôi với chuỗi các sự kiện lớn. Đó là cuộc chiến tranh giữa các thủ lĩnh của các làng người trần, giữa các thủ lĩnh của thế giới người trần với thế giới thần linh và ma quỷ nhằm khắc phục và xác lập quan hệ phụ thuộc để mở rộng bờ cõi, tập hợp dân cư và tích lũy của cải. Đó là những cuộc vượt qua thử thách của những chàng trai tài giỏi của chi họ, dòng họ, của làng, bộ tộc để khẳng định sức mạnh, tài năng của mình

trước chọn cử làm thủ lĩnh của làng của bộ tộc. Đó là những mối quan hệ xã hội Tà Ôi như xã hội phụ hệ, phong tục tập quán cổ truyền... Thực chất đây là những tác phẩm tổng hợp nhiều nội dung của nhiều thể loại như thần thoại,

Một phần của tài liệu Trung tâm Thông tin – Thư viện Library and Information Center40968 (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)