6. Cấu trúc luận văn
1.5 Khái quát về tƣ liệu và diện mạo chung truyện kể dân gian dân tộc Tà
dân tộc Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế
Trong luận văn nghiên cứu về đề tài truyện kể dân gian dân tộc Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi đã tiến hành tập hợp và thống kê từ nhiều tuyển tập văn học dân gian, văn hóa dân gian, truyện kể của dân tộc Tà Ôi từ năm 1984 cho đến những năm gần đây như phần lịch sử nghiên cứu vấn đề đã giới thuyết. Những truyện kể dân gian dân tộc Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế được sưu tầm, giới thiệu bởi nhiều tác giả và nhóm tác giả, ngoài ra còn có những người con của chính dân tộc đó đã ghi chép và biên soạn lại với mục đích giới thiệu và lưu giữ vốn văn học của dân tộc mình.
Bản thân văn học dân gian nói chung và truyện kể dân gian nói riêng là những sáng tác truyền miệng nên nó thường có xu hướng vận động, biến đổi liên tục cùng thời gian và không gian. Ngoài ra, đó cũng là những sản phẩm văn hóa mang tính nguyên hợp rõ nét, được hình thành để phản ánh một vấn đề nhận thức nào đó và phản ánh trình độ sáng tạo nghệ thuật một cách không tự giác. Do vậy, những bản kể đầu tiên do đồng bào sáng tạo và lưu giữ, qua các thế hệ, đến với người sưu tầm và biên soạn ghi chép rồi đến với người nghiên cứu là cả một khoảng cách lớn. Thực tế có những bản kể mà nội dung và hình thức có sự pha tạp nhiều yếu tố rất khó có thể đưa vào cơ cấu các thể loại truyện kể dân gian. Vì thế, trong luận văn này, trước hết, chúng tôi đã thống kê, sắp xếp các truyện kể vào các bảng thể loại sau đó tiến hành tập hợp và khảo sát tối đa những bản kể có chung cốt truyện và nội dung phản ánh trong mỗi thể loại, nghĩa là các bản kể thuộc cùng một type trong truyện kể dân gian dân tộc Tà Ôi để có thể có những kết quả khảo cứu mang tính khái quát, hệ thống cũng như bước đầu chỉ ra được một số đặc trưng của truyện dân gian dân tộc Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế.
truyện tiêu biểu sau: Truyện cổ Tà Ôi [19], Truyện cổ một số dân tộc thiểu số
[62], Kho tàng truyện cổ các dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế quyển 1[67], Kho tàng văn học dân gian dân tộc Tà Ôi ở Việt Nam [64], Truyện kể về dòng họ của người Tà Ôi [65], Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam [88, 89, 90].Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng nguồn truyện được sưu tập trong một số tập truyện nhỏ lẻ khác và một số tư liệu trong công trình của một số nhà nghiên cứu đi trước đã công bố để phân tích, so sánh từ đó đưa ra những nhận xét mang tính khái quát.
Qua khảo sát nguồn từ liệu kể trên, chúng tôi nhận thấy, truyện dân gian dân tộc Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế bao gồm đầy đủ các thể loại: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích.
Thần thoại là thể loại có số lượng khá phong phú phản ánh những chủ đề mang tính phổ biến từ thần thoại kể về nguồn gốc trời đất, nguồn gốc loài người, nguồn gốc của muôn loài đến những truyện kể về công cuộc chinh phục tự nhiên và sáng tạo văn hóa của con người nguyên thủy. Hình thức phản ánh thần thoại của dân tộc Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế nhìn chung có nhiều điểm gặp gỡ với thần thoại của các khu vực khác của nước Việt.
Về truyền thuyết, có số lượng lớn nhất và khá phong phú, truyền thuyết tập trung ở 3 nhóm: sự tích các ngọn núi, dòng sông; sự tích về dòng họ và sự tích về các nhạc cụ.
Truyện cổ tích là thể loại có số lượng truyện nhiều tương đương với truyền thuyết, có đầy đủ các tiểu loại: truyện cổ tích thần kì, truyện cổ tích sinh hoạt và truyện cổ tích loài vật. Các tiểu loại này bao gồm các type như: truyện về người mồ côi, truyện về người em út, truyện người đội lốt vật, truyện về người khỏe, truyện về người thông minh, truyện người hiếu nghĩa, truyện về mối tình bất hạnh, truyện người lấy vật...
truyện kể dân gian tiêu biểu, đó là thần thoại, truyền thuyết và truyện cổ tích. Kết quả khảo sát, thống kê ba thể loại truyện kể dân gian dân tộc Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế được thể hiện trong bảng sau đây:
Bảng 1.2: Kết quả khảo sát, thống kê ba thể loại truyện kể dân gian dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế
Thần thoại Truyền thuyết Truyện cổ tích Tổng số
Tiểu kết:
Khu vực miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế bao gồm các huyện A Lưới, Phú Lộc, Hương Trà, Phong Điền là nơi sinh sống của người dân tộc Tà Ôi. Trong quá trình tạo dựng và phát triển đời sống, dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế đã không ngừng truyền đạt và bày tỏ những tri thức, kinh nghiệm cũng như khát vọng vươn lên vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Bản sắc văn hóa dân tộc Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế vừa là sự tổng hợp bởi các giá trị văn hóa có sự đan xem với các dân tộc khác kề cận đồng thời vừa là những nét sắc thái văn hóa riêng của dân tộc Tà Ôi. Điều đó đã được tích tụ và bộc lộ trong các sáng tác văn học dân gian vô cùng giàu có với đầy đủ các loại hình thể loại. Điều đó cũng có nghĩa là giữa các sáng tác dân gian và đời sống văn hóa dân tộc Tà Ôi có mối liên hệ chặt chẽ.
Truyện kể dân gian là những sáng tác được cấu thành bởi hai yếu tố cơ bản là cốt truyện và nhân vật, phản ánh hiện thực một cách khách quan chủ yếu thông qua phương thức kể và ngôn ngữ văn xuôi. Bộ phận này bao gồm nhiều thể loại và có khả năng phản ánh khá toàn diện các mặt của cuộc sống con người trong các mối quan hệ ứng xử với môi trường tự nhiên, lịch sử và xã hội. Thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích là ba thể loại truyện kể dân gian tiêu biểu. Mỗi thể loại có những đặc điểm nhận diện riêng đồng thời giữa chúng cũng có mối liên hệ, chuyển hóa lẫn nhau.
Chƣơng 2:
THẦN THOẠI VÀ TRUYỀN THUYẾT DÂN TỘC TÀ ÔI Ở MIỀN TÂY TỈNH THỪA THIÊN HUẾ