6. Cấu trúc luận văn
2.2.2 Các nhóm truyền thuyết tiêu biểu
Quan điểm về truyền thuyết còn khá phức tạp nên vấn đề phân loại chưa hoàn toàn thống nhất giữa các nhà nghiên cứu. Tác giả Lê Chí Quế đã chia truyền thuyết thành bốn loại, bao gồm: “truyền thuyết lịch sử, truyền thuyết anh hùng, truyền thuyết về các danh nhân văn hóa, truyền thuyết về các nhân vật anh hùng tôn giáo” [72, tr. 49]. Tác giả Đỗ Bình Trị đưa ra hai cách phân loại về truyền thuyết: Cách thứ nhất là căn cứ vào lịch sử, căn cứ vào phạm vi các sự kiện và nhân vật lịch sử được nhân dân quan tâm, truyền thuyết được tác giả chia ra làm hai bộ phận lớn: những truyền thuyết về các thời Vua Hùng, những truyền thuyết về sau thời các Vua Hùng; Cách thứ hai không căn cứ theo lịch sử mà căn cứ vào một mặt vào những đặc trưng chung của cả thể loại, một mặt căn cứ vào sự khác biệt của đối tượng được kể đến, truyền thuyết được chia làm ba loại: truyền thuyết địa danh, truyền thuyết phổ hệ, truyền thuyết về nhân vật và sự kiện lịch sử [82]. Tiếp thu các cách phân
loại trên, dựa vào thực tế văn bản truyền thuyết dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi phân tích và nghiên cứu trên ba loại tiêu biểu:
Truyền thuyết về địa danh; Truyền thuyết về dòng họ; Truyền thuyết về sự tích các nhạc cụ. Chúng tôi cũng quan niệm rằng với văn học dân gian, truyện kể dân gian và nhất là với truyền thuyết, mọi sự phân loại chỉ mang tính chất tương đối. Bởi lẽ, sự phản ánh xen kẽ, lồng ghép vào nhau các đề tài, nội dung giữa các tiểu loại là hiện tượng rất phổ biến. Nghĩa là, trong các truyện kể về các địa danh, dòng họ, nhạc cụ, món ăn có sự đan xen giữa con người với dụng cụ, địa danh...
2.2.2.1 Truyền thuyết về địa danh
Truyền thuyết về địa danh là một loại truyền thuyết mà quan niệm, cách hiểu của nó khá đa dạng. Theo Đỗ Bình Trị thì truyền thuyết địa danh được hiểu như sau: “Truyền thuyết địa danh là truyện kể dân gian về nguồn gốc lịch sử của những tên gọi địa lí khác nhau hoặc về nguồn gốc của bản thân những địa điểm, địa hình, sự vật địa lí ấy” [83, tr. 48]. Tác giả Thái Hoàng khẳng định: “truyền thuyết dân gian về các địa danh có khi phản ánh một sự kiện lịch sử nhưng rất nhiều truyền thuyết chỉ là từ một thứ “từ nguyên học dân gian” nhằm cắt nghĩa tên gọi địa phương mà thôi” [41, tr. 39]. GS. Kiều Thu Hoạch cũng khẳng định: “đã là truyền thuyết địa danh thì nhất thiết nội dung truyện kể phải được gắn với nhân vật hoặc sự kiện lịch sử đặc biệt nào đó, nếu không thì đó chỉ đơn thuần coi là câu chuyện giải thích địa danh theo thần thoại suy nguyên hoặc một kiểu giải thích từ nguyên học dân gian hoặc từ nguyên học thông tục mà thôi” [73, tr. 32]. Có thể thấy các nhà nghiên cứu gần đây thiên về khẳng định truyền thuyết địa danh thực sự ít nhiều phải có dấu tích lịch sử.
Trên cơ sở nguồn tư liệu khảo sát, chúng tôi thống kê hiện có 5 truyện truyền thuyết dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế. Truyền thuyết địa danh dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế gắn liền với lịch sử
và tín ngưỡng. Nói cách khác, đó là những truyện kể giải thích nguồn gốc, tên gọi địa danh bằng cảm quan lịch sử và tín ngưỡng. Những sự kiện và nhân vật lịch sử trong truyện có thể có hoặc không hoàn toàn có thực nhưng lại mang ý nghĩa khái quát lịch sử với đời sống tinh thần của bà con dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế. Cảm hứng bi hùng, ca ngợi và tôn kính là nguồn cảm hứng chủ đạo trong các bản truyện kể.
Đối với người dân thuộc dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế, mỗi ngọn núi, con sông, dòng thác... thường gắn với một sự tích. Trong quá trình thiên di và định cư, muốn khẳng định dấu ấn tộc người, những người dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế đã khắc tên, định danh vào những núi, những sông: truyền thuyết sông A Sáp, dốc Parsee, núi Arlăm Arnghi, núi Seam Sai, dốc Kăn Pisung, suối Li Leng... Cách họ lí giải các địa danh khá đa dạng, phần lớn mượn những câu chuyện có chứa đựng một chút yếu tố kì diệu hoặc gắn với những nhân vật bình thường nhưng chúng ta có thể cảm thấy một niềm tin, niềm tự hào mãnh liệt trong đó.
Trước hết, truyền thuyết địa danh của dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế thường gắn với một chiến công hay việc làm bình dị mà cao cả của những con người bình thường nơi đây. Ví dụ như: bà Kăn Pisung (dốc Kăn Pisung), vợ chồng ĐắcKrông (dòng sông ĐắcKrông) chàng Li Leng (suối Li Leng).... Truyện kể về con dốc Kăn Pisung. “Bà Kăn Pisung được lũ quạ báo trước về trận lũ dữ tợn sẽ cuốn trôi hết làng. Rồi đúng như lời báo trước của lũ quạ đúng ba ngày sau trời đang đẹp bỗng nhiên mưa lớn, nước lũ dâng cao, có nhiều tiếng la hét của trẻ con, của phụ nữ như ai oán cả rừng và nước lũ dâng cao thật. Dân làng ra sức cầu khấn thần linh giúp đỡ. Tức một con rắn to, màu trắng dài đang bơi trong nước lũ. Con rắn hứa sẽ làm cho nước hạ xuống ngang mái nhà Rông nhưng sẽ ăn thịt một người. Nó còn đe dọa nếu làng không đồng ý thì chỉ trong ngày hôm sau cả làng sẽ biến thành đồi núi. Dân làng nghe vậy thì buồn, họ tìm cách nhưng không ai đồng
ý việc con rắn yêu cầu. Bà Kăn Pisung ngồi tránh lũ ở trên cây cao phía xa làng, bà đã chấp nhận hy sinh để cứu dân làng. Con rắn nghe thấy lời đồng ý của bà Kăn Pisung thì lập tức bơi về nơi bà đang nấp. Bà Kăn Pisung đã bị con rắn quấn lấy người bà, bà Kăn Pisung người cứng như đá rồi chìm nghỉm xuống dòng nước. Dân làng liền họp nhau và đặt tên dốc đó là Kăn Pisung hay là “Mẹ ơi” để tưởng nhớ bà đã cứu được dân làng” [67, tr. 522].
Truyền thuyết địa danh gắn với việc lí giải nguồn gốc các địa danh với việc phản ánh cuộc chiến tranh tranh giành giữa các làng. Đặc điểm này ta bắt gặp trong truyện Truyền thuyết sông A Sáp ở huyện A Lưới – Thừa Thiên Huế, truyện kể rằng: “Ngày xửa, ngày xưa có hai làng ở cách xa nhau một con sông... Tuy hai làng ở cách xa nhau nhưng họ vẫn luôn luôn có những hiềm khích đánh nhau quyết liệt, chẳng bên nào nhường bên nào. Trong làng Troi, chủ làng có người con gái đẹp tên là Ma Mứt, ở làng Tra tre, ông chủ làng có người con gái xinh đẹp tên là Ma Ma. Một ngày nọ hai làng có chuyện lại kéo người sang đánh, trai tráng làng Troi đã thắng và bắt được con gái chủ làng Tra Tre là nàng Ma Ma. Ma Mứt vốn yêu nàng Ma Ma từ lâu nên ngày đêm tìm cách cứu nàng. Nhân cơ hội mọi người ăn uống no say, chàng Ma Mứt đã cứu thoát và trả nàng Ma Ma về làng cúa nàng. Rồi cả hai người yêu nhau nhưng luật tục của làng từ xưa đến nay chẳng cho kẻ thù lấy kẻ thù. Vì nhớ nhau hai người ra bờ sông ngồi mà nhìn về phía bên kia làng, bị phát hiện cả hai cùng lội ra giữa dòng sông, cả hai ôm lấy nhau. Nhìn thấy cha Ma Mứt nói lớn: Nếu mọi người không cho chúng con lấy nhau thì chúng con sẽ cho thân xác trôi theo dòng nước này. Những ai ngăn cản chúng con yêu nhau thì sẽ bị thần sông dìm chết ngay tức khắc. Khi Ma Ma vừa nói xong trời mây đen nghịt sóng vỗ to hơn. Một lúc sau trời sáng lại mọi người không ai còn nhìn thấy Ma Ma và Ma Mứt. Hai làng hòa vào lẫn nhau để tìm xác hai người nhưng vô vọng. Để tưởng nhớ hai người, họ đã đặt tên con sông đó mang tên của hai người” [67, tr. 229].
với đặc trưng văn hóa theo điều kiện tự nhiên của mình thường lí giải không chỉ tên gọi mà chủ yếu lí giải đặc điểm của vùng địa hình đồi núi. Chính điều này, đã tạo nên sự khác biệt so với truyền thuyết địa danh của dân tộc Khơ Me Nam Bộ khi họ thường giải thích về tên gọi của các vùng đất, chùa chiền bằng motif “đất thiêng” với biểu tượng các “giồng đất” được lặp đi lặp lại và trở thành biểu tượng chung cho khu vực cư trú và hoàn cảnh thiên nhiên của người Khơ Me.
Trong nhóm truyền thuyết địa danh của dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi thấy xuất hiện không nhỏ các bản kể giải thích nguồn gốc địa danh qua cốt truyện có liên quan đến thuồng luồng (con rắn) là con vật thiêng, coi giữ nước và phù trợ cho con người trong đời sống. Sự tưởng tượng ra các nhân vật thủy thần trong truyền thuyết đã biểu thị niềm tin vào sự tồn tại của cõi “Nước” và sức sống mạnh mẽ của tín ngưỡng thờ “Nước” trong tâm thức đồng bào dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.2.2.2 Truyền thuyết về dòng họ
Nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Lộc trong công trình nghiên cứu Truyện cổ Tà Ôi (Nxb Bình Trị Thiên, 1985), đã cho rằng: “Ở người Tà Ôi dấu vết của tổ tiên còn đậm nét trong các tổ chức dòng họ”. Đúng như vậy, trong kho tàng truyện cổ dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế đã biết vận dụng những nét truyền thống trong văn hóa tri thức bản địa để quy định những sự kiêng cữ và nêu ra những nguyên nhân cho sự ra đời các dòng họ. Hiện chúng tôi thống kê được 48 truyện phản ánh nội dung này. Vì nhóm về sự tích các dòng họ chiếm số lượng lớn các truyền thuyết đồng bào dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế, từ việc dựa vào tên gọi về họ ấy thuộc loại sự vật gì chúng tôi thu được kết quả như sau: tên họ thuộc động vật có 34 truyện, tên họ thuộc thực vật có 6 truyện và tên họ thuộc đồ vật có 8 truyện.
Thừa Thiên Huế gồm các họ như: họ Tarnău (con chó), họ Vien (con chó), họ Kê (con sóc), họ Lalăi (con sóc), họ Blup Akôl (con thằn lằn), họ Patăq (con mèo), họ Avô (con vượn), họ Akơơ (con trút), họ Ahăr (con ếch), họ Kê (con chim tu tiết), họ Pihôih (con ong mật), họ Aụt (con bìm bịp), họ Akêng (con cua), họ Kật xích (chim kật xích), họ Pikê (con heo rừng), họ Tilăng (con rồng)... Phần lớn là các con vật gần gũi với người Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế, nhiều nhất là thú, kế đến là bò sát, động vật biết bay. Tên họ thực vật gồm các họ như: họ Piriu (loài cây có quả như nho), họ Reaih (rễ cây), họ Rapat (lá rapat), họ Iry (trái cây), họ Pslăng (cỏ tranh). Tên họ thuộc đồ vật gồm các họ Karăi (cối xay), Prúng (một loại bẫy sập có chông nhọn), và Aveat (bã rượu đoác).
Lí do chọn tên họ là động vật, thực vật hay đồ vật như chúng tôi đã nêu ở trên, chỉ trừ họ Vien (con chó) được giải thích do huyết thống, còn các họ còn lại có thể do một yếu tố thần kì, chúng tôi có thống kê được 8 truyện giải thích nguồn gốc dòng họ của dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế có sử dụng yếu tố thần kì. Như truyện Sự tích họ Kê là chuyện con sóc nướng mãi không chín: “Có một người bảo rằng mọi người cần phải ăn con sóc đỏ ngay trong đêm nay. Ông ta hăng hái đứng dậy đi tìm một ống nứa già và to đủ để nhét con sóc vào. Sau đó, ông ta đặt ống nứa lên bếp lửa. Mọi người như ngưng bớt câu chuyện, hồi hộp chờ ống nứa chuyển từ màu xanh sang màu vàng rồi ám khói đen. “Được rồi”, một người đàn ông khác hô to lên và xách ống nứa ra khỏi bếp, tách nó ra làm đôi. Con sóc vẫn nằm yên trong ống nứa với hình dáng cũ, lông càng đỏ hơn cả mặt trời, cái mũi lại càng ươn ướt, những móng chân lại trắng hồng hơn, đuôi như hoa plarơlôn. “Ồ! Con sóc chưa chín! Areaih (người chủ làng) buột miệng. Một người vội chạy đi lấy ống nứa khác. Areaih tự tay nhét con sóc vào ống nứa và đặt vào bếp lửa. Họ cùng đợi chờ, nhưng con sóc nướng lần này cũng không chín. Nó vẫn giữ nguyên màu đỏ tươi của hoa plarơlôn. Areaih ném con sóc vào lửa, cho thêm
củi vào bếp. Lạ lùng thay! Con sóc vẫn nguyên vẹn. Những sợi lông đỏ tươi của nó không hề bị xém cháy”. Dân làng kinh sợ, và có người đề nghị lấy Kê làm họ” [65, tr. 61 – 62].
Có khi một động vật hay thực vật được đặt tên họ do chúng làm lợi cho chủ làng như trong Sự tích họ Tarnău; hoặc có những biểu hiện không bình thường như trong Sự tích họ Akơơ, khi một con trút nhỏ nằm trong vật đựng mà không sao bắt được; hoặc muốn giữ quan hệ thân thiện với con vật khác như trong Sự tích họ Patăq, Sự tích họ Tilăng... Nhưng thường gặp hơn là sự hối hận do sai lầm khiến gây hậu quả tai hại, lấy đó đặt tên họ để răn mình và người khác. Về cách giải thích về dòng họ trong truyện kể dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế chúng tôi đã thống kê được 20 truyện kể. Đó là truyện Sự tích Avô, nói về một anh nọ có tính keo bẩn, một hôm đi săn được một con vượn. Trong lúc hì hục thui vượn thì có khách đến là anh trai ruột và bạn của người anh trai. Vì sợ hai người khách đến chơi sẽ ăn thịt vượn, anh ta ném con vượn lên giàn cao. Không ngờ có một que lửa dính ở tay con vượn gây cháy nhà. Vậy là của quý cùng ngôi nhà dài hơn trăm tuổi đã trở thành tro bụi: “Người em quay lại vu khống cho rằng khách quý của anh mình đã lợi dụng mùa hè gió to đốt nhà anh ta. Trong lúc đó có vị già làng bước đến, chỉ vào đống tro thấy có một đống xương trắng hếu và nói rằng kẻ đốt chính là con vượn mà người em đi thăm bẫy đem về ngày hôm nay”. Bị mọi người lên án, anh chàng tỉnh ngộ, lấy làm hối tiếc, và đề nghị được dùng Avô (con vượn) làm họ, để tự răn đe mình. Ngoài ra, chúng tôi, còn khảo sát được 13 truyện kể giải thích về dòng họ của dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế sử dụng trường hợp chết vì đối tượng nào đó, dùng tên đối tượng này làm họ để kỉ niệm, ghi nhớ hay cầu an, hòng tránh điều đáng tiếc kia trong mai sau. Cụ thể là các truyện: Sự tích họ Tarnău, Sự tích họ Blup Akôl, Sự tích họ PaTả, Sự tích họ Aviet, Sự tích họ Pihôi, Sự tích họ Ahăr, Sự tích họ Piriu, Sự tích họ Prung, Sự tích họ Mpoải, Sự tích họ Tilăng, Sự tích họ Pơloong, Sự
tích họ PaHu, Sự tích họ Hôs... Đặc điểm dễ nhận thấy trong mỗi truyện về dòng họ của dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế là mỗi khi được tôn lên làm họ, thì động vật hay thực vật làm vật tổ được người mang làm họ kính trọng, sùng bái. Những người này tuyệt đối không ăn thịt, hái quả gây hại đến vật tổ. Ví dụ như trong Sự tích họ Tarnău: kiêng không bắt, giết, ăn thịt con chó; Sự tích họ Kê: kiêng không bắt, giết và ăn thịt con sóc, Sự tích họ Lalăi: kiêng không bắt, giết, ăn thịt con sóc; Sự tích họ Blup Akôl: kiêng không bắt, giết, ăn thịt con thằn lằn; Sự tíchhọ Patăq: kiêng không bắt, giết và ăn thịt con mèo; Sự tích họ Akơơ: kiêng không bắt, giết, ăn thịt con trút; Sự tích họ Ahăr: kiêng không bắt, giết và ăn thịt con ếch; Sự tích họ Pihôih: kiêng không bắt, giết và ăn thịt con ong mật; Sự tích họ Tilăng: kiêng không bắt, giết và ăn thịt con rồng...
Với đồ vật, hai trường hợp dùng làm tên được kể có tính chất ghi nhớ cho người đời sau nhiều hơn. Như trong Sự tích Kraăi (cối xay) thì nhằm nhắc nhở người cùng họ không làm cối xay nhưng phải bỏ tiền ra mua chứ không được đi ăn trộm như trước. Hay trong Sự tích họ Prung (một loại bẫy